Thanh toánThanh toán linh hoạt (CK/TM)
Giao hàngGiao hàng toàn quốc (Cươc phí sẽ tính theo từng đơn hàng cụ thể)
Hotline0938243085
0
Giỏ hàng

Tin tức

Trên hành trình chinh phục, bằng niềm đam mê – khát vọng và kiên định với mục tiêu, Nông trại xanh Phương Nam từng bước trở thành Nhà sản xuất, cung cấp các sản phẩm cây trồng, con giống và thực phẩm XANH và SẠCH với danh mục sản phẩm đa dạng.

Hướng dẫn tiêm vaccine và chăm sóc gia cầm - Nông Trại Xanh Phương Nam

  • 24/04/2024

Hướng dẫn tiêm vaccine và chăm sóc gia cầm - Nông Trại Xanh Phương Nam

HƯỚNG DẪN  KỸ THUẬT PHÒNG BỆNH VÀ CHĂM SÓC GIA CẦM - Nông Trại Xanh PHƯƠNG NAM

  1. Lịch tiêm Vaccine phòng bệnh cho gia cầm
    1. Lịch tiêm cho gà đẻ

Ngày

Vắc-xin

Phòng bệnh

Cách sử dụng

1

Marek

Marek

Tiêm dưới da gáy                           

1- 3

Cocivac D

Cầu trùng

Cho uống (chỉ sử dụng đối với nuôi chuồng nền)

5

Lasota hoặc ND-IB

Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt, mũi, miệng

7

Gumboro
Đậu

Gumboro
Đậu gà

Nhỏ mắt, mũi, miệng
Chủng màng da cách

14

Gumboro

Gumboro

Nhỏ mắt, mũi, miệng

15

H5N1

Cúm gia cầm

Tiêm dưới da gáy

19

Lasota hoặc ND-IB

Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt, mũi, miệng

21

Gumboro

Gumboro

Nhỏ mắt, mũi, miệng hoặc cho uống

35

ILT

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt mũi, miêng

42

ND-Emultion

Newcastle

Tiêm dưới da cánh/dưới da gáy

45

H5N1

Cúm gia cầm

Tiêm dưới da gáy

140

ND-IB-IBD hoặc ND-IB-EDS 

Newcastle, viêm phế quản TN, gumboro hoặc Newcastle, viêm phế quản TN, hội chứng giảm đẻ.

Tiêm dưới da cánh/dưới da gáy

150

ILT
H5N1

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm
Cúm gia cầm

Nhỏ mắt, mũi, miệng
Tiêm dưới da gáy

 

  1. Lịch tiêm vaccine cho gà thịt

Ngày tuổi

Vắc-xin

Phòng bệnh

Cách sử dụng

1- 3

Cocivac D

Cầu trùng

Cho uống (chỉ sử dụng đối với nuôi chuồng nền)

5

Lasota hoặc ND-IB

Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt, mũi, miệng

7

Gumboro
Đậu

Gumboro
Đậu gà

Nhỏ mắt, mũi, miệng
Chủng da cách

14

Gumboro

Gumboro

Nhỏ mắt, mũi

15

H5N1

Cúm gia cầm

Tiêm dưới da gáy

19

Lasota hoặc ND-IB

Newcastle/Newcastle và viêm phế quản truyền nhiễm

Nhỏ mắt, mũi, miệng

21

Gumboro

Gumboro

Nhỏ mắt, mũi hoặc cho uống

42

ND-Emultion

Newcastle

Tiêm dưới da cáchTiêm dưới da gáy

 

  1. Lịch tiêm vaccine tối thiểu cơ bản cho gia cầm

Ghi chú: Sau 20-30 ngày nhắc lại vaccine New Castle định kỳ và sau 6 tháng nhắc lại cúm gia cầm H5N1

  1. Phát đồ điều trị các bệnh phổ biến trên gia cầm

 

STT

LOẠI BỆNH

TRIỆU CHỨNG BỆNH

CÁCH TRỊ

THUỐC ĐIỀU TRỊ

THỜI GIAN TRỊ

TÁC DỤNG

1.

TỤ HUYẾT TRÙNG

Phân sáp, phân trắng, phân máu tươi

  • Thể cấp tính: gia cầm chết đột ngột, mào tím, đi lại chậm chạp, liệt chân hoặc liệt cánh; phân sáp, phân trắng loãng hoặc trắng xanh hoặc có máu tươi; thở khó, chảy nước mũi, nước miếng. Khi vi trùng vào máu gây nhiễm trùng huyết sẽ làm cho gia cầm chết nhanh.

 

  • Thể á cấp tính: tích sưng, viêm khớp, bại liệt; mắt sưng viêm kết mạc mắt. Ở gia cầm đẻ tỷ lệ trứng giảm, tỷ lệ chết tăng. Ở Việt Nam, khi gia cầm bị bệnh tỷ lệ chết đến trên 90%.

Cách 1

Ampicicilin/Amoxciclin

Cho uống 3 ngày liên tục, sau đó cho uống giải độc gan, nếu chứa hết lặp lại

Hạ sốt + tăng lực + giải độc gan thận cấp

Cách 2

Sulphadiazine + trimethoprim

Cách 3

Gentamycin + Doxyciline

2.

HEN CRD, ORT

  • Gà mắc bệnh có biểu hiện thở khò khè, có âm ran khí quản, giảm hoặc bỏ ăn và ho vào ban đêm, niêm mạc mắt sung huyết, mắt có dịch nhày và bọt khí, mí mắt viêm, sưng và dính vào nhau. Ngoài ra, gà còn có biểu hiện như viêm mũi, chảy nước mũ.

Cách 1

Doxy + Tylosin

Cho uống 3 ngày liên tục, sau đó cho uống giải độc gan, nếu chứa hết lặp lại

Hạ sốt + tăng lực + giải độc gan thận cấp + Long đờm và kháng viêm (Chymosin)

Cách 2

Lincomycin + Doxyciline

Cách 3

Gentamycin + Doxyciline

Cách 4

Flofenicol + Doxyciline

Cách 5

Timicocine + Doxyciline

3.

CORYZA

  • Bệnh Coryza là một bệnh truyền nhiễm ở gia cầm, gây ra bởi vi khuẩn Haemophilus paragallinarum. Bệnh này lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp và tiếp xúc giữa gà bệnh và gà khỏe. Với các triệu chứng lâm sàng đặc trưng bao gồm giảm hoạt động, chảy nước mũi, hắt hơi và sưng mặt. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi gây thiệt hại kinh tế không nhỏ.

 

Cách 1

Amox dùng sáng + Tylosin dùng buổi chiều

Cho uống 3 ngày liên tục, sau đó cho uống giải độc gan, nếu chứa hết lặp lại

Hạ sốt + tăng lực + giải độc gan thận cấp + Long đờm và kháng viêm (Chymosin)

Cách 2

Sulphadiazine + Trimethoprim + Doxyciline

Cách 3

Gentamycine + Doxycline

4.

VIÊM RUỘT

  • Triệu chứng thường thấy của bệnh là gà bị tiêu chảy, phân nhiều nước, có màu đỏ, nâu đỏ, màu vàng hoặc lẫn thức ăn.
  • Gà có biểu hiện ủ rũ, ăn ít, giảm tăng trọng, xác chết gầy và ướt. - Bệnh tích thường quan sát thấy ở phần ruột non chủ yếu là ở không tràng và hồi tràng. Niêm mạc ruột bị xuất huyết, hoại tử.

Cách 1

Enrofloxacin

Cho uống 3 ngày liên tục, sau đó cho uống giải độc gan, nếu chứa hết lặp lại

Kháng viêm

Cách 2

Amox + Colistin

Cách 3

Clos BMD

Cách 4

Ampi + colistin

Cách 5

Lincomycin + Amox

 

  1. Hướng dẫn chăm sóc gà
  • Chuồng úm: Chuồng được thiết kế với không gian đủ rộng, kín đáo tránh gió lùa, bóng đèn đủ ấp và phù hợp với số lượng gà úm, chuồng úm cách mặt đất 20-30cm đối với chuồng cách đất, nếu úm chuồng trực tiếp nề đất phải lót rơm, trấu, giá thể đảm bảo độ ấm cho gà úm. Máng nước và thức ăn để tránh để ngay bóng đèn để hạn chế việc gà ngã vào máng ăn và máng uống.
  • Chuồng nuôi: Tùy vào điều kiện thiết kế khu vực hco phù hợp với quy tắc ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, buổi tối tránh gió lùa đảm bảo ấm áp.
  • Thức ăn và uống:
    • Đối với gà con: cho uống thuốc úm Coliterra trong vòng 10 ngày đầu, liều sử dụng hướng dẫn trên bao bì. Cho ăn thức ăn chuyên cám gà con để gà có đủ dinh dưỡng và đề kháng phát triển khỏe mạnh.
    • Đối với gà choai và trưởng thành: tùy vào từng giai đoạn chúng ta sẽ cho gà ăn các loại thức ăn phù hợp độ tuổi để chúng phát triển toàn diện về thể chất.
    • Cũng tùy vào mục đích nuôi chúng ta có thể sử dụng hoặc tận dụng nguồn thức ăn phù hợp để mang lại hiệu quả cao như: cám công nghiệp, thóc, ngô xay, rau quả,…
  • Chế độ chăm sóc:
    • Gà con từ 10 -25 ngày đầu tiên quan sát thường xuyên, nếu gà rản ra phía ngoài chuồng ấm và thỏ nhiều nhiệt độ úm cáo và ngược lại gà rút và hay tụm lại nhiệt độ trong phòng đang thấp không đủ ấm. Do đó, cần theo dõi thường xuyên để điều chỉnh nhiệt độ tăng giảm đảm bảo ấm áp cho gà con phát triển.
    • Giai đoạn gà choai là giai gà từ 25 ngày trở lên là giai đoạn mộc lông hay xuất hiện tình trạng gà mổ lông nhau, khi đó chúng ta có thể dùng máy hàn 1 mỏ trên của gà hoặc tăng cường vitamin để chống mổ lông.
    • Trong quá trình nuôi, con gà nào có dấu hiệu bệnh, phải cách ly và điều trị tránh lây lan cả đanf.
  • Tiêm vaccine: Theo dõi và tiêm vaccine cơ bản theo đúng lịch hướng dẫn phía trên.
  • Điều trị các bệnh phổ biến: Trong quá trình nuôi quan sát hoạt động cũng như phân gà để xác đinh các loại bệnh và áp dụng phương pháp điều trị bên trên phù hợp.

 

Nông Trại Xanh Phương Nam kính chúc Bà con có thêm kiến thức để việc chăn nuôi hiệu quả hơn.

Tin tức nổi bật
zalo-img.png