1. Vịt trời?
Vịt trời là 1 loài vật của thiên nhiên thuộc là họ Vịt (danh pháp khoa học: Anatidae) là một họ bao gồm các loài vịt và các loài thủy điểu trông giống vịt nhất, chẳng hạn như ngỗng và thiên nga. Chúng là các loài chim đã tiến hóa để thích nghi với việc bơi lội, trôi nổi trên mặt nước và đôi khi lặn xuống ít nhất là trong các vùng nước nông.. Chúng sống thành bầy đàn và thường xuất hiện vào mùa hè,
Vịt Trời Lông đuôi nâu đen có ánh và viền nâu nhạt. Lông bao cánh nhỏ và nhỡ xám. Lông bao cánh lớn xám chì với một dải vằn gần cuối lông trắng và một vằn đen ở mút. Gương cánh ánh lục có viền đen và trắng.
Vịt trời là giống vịt nhỏ gần họ chim, xưa kia vịt trời thường chỉ tụ tập ở các chàm chim mỗi đợt di cư lớn, thịt chất lượng, thơm ngon, ít ngấy.
Hiện nay khi nhận thấy nhu cầu cao về mặt hàng này người nông dân lấy giống về nuôi và nhân đàn. Dấu hiệu để nhận biết vịt trời thuần chủng là dựa vào đặc điểm ngoại hình: trên phần đầu mỏ của vịt trời luôn có một vết khuyết màu vàng như móng tay, cổ trắng có sọc đen và phần đuôi cánh có lông màu xanh biếc. Vịt trời nuôi không còn khả năng bay lượn như vịt thuần nữa, nhưng vẫn giữ các tập tính thiên nhiên, bay và ấp trứng.
Ngày nay do môi trường sống bị thu hẹp và nạn săn bắt quá mức khiến loài vịt trời còn khá ít và khan hiếm trên thị trường. Vì vậy vịt trời đã được thuần và nuôi dưỡng trong các trang trại lớn hàng chục ha nên chúng vẫn giữ được những ưu điểm từ thiên nhiên so với vịt nhà nuôi như: Xương nhỏ, thịt thơm, ngọt chắc...
Hiện nay loài động vật được chăn nuôi nhiều với lợi ích kinh tế cao, Chúng có nhiều đặc điểm khác so với vịt thường và độ bổ dưỡng cao hơn.
Vịt trời có thịt thơm, ngon, ngọt, mềm hơn các loại vịt thông thường và đặc biệt là không có mùi hôi. Vịt là món ăn tốt cho chúng ta tẩm bổ, giá trị dinh dưỡng của thịt vịt cũng ngang với thịt gà. Thậm chí, thịt vịt trời còn thuộc diện đặc sản nên giá bán trên thị trường luôn ở mức cao. Không chỉ chứa hàm lượng protein cao mà thịt vịt trời còn chứa nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, phosphor, sắt cùng nhiều loại vitamin,…
2. Mục đích nuôi
Hiện nay vịt trời được nuôi rất phổ biến ở các hộ dân, do rất nhiều ưu điểm: dễ chăm sóc, đề kháng mạnh, nguồn thức ăn từ thiên nhiên, giá trị kinh tế cao, có thể nuôi rất nhiều mục đich, cụ thể:
a. Nuôi lấy trứng
Tùy vào mục đích khai thác trứng bạn có thể áp dụng: Nếu bạn cho vịt trời tự ấp trứng thì sản lượng trứng thường chỉ đạt khoảng 70 – 80 trứng mỗi năm. Nếu bạn không cho vịt trời ấp trứng thì sản lượng trứng có thể đạt 170 – 190 trứng mỗi năm. Còn về thời gian vịt trời bắt đầu đẻ trứng là vào khoảng 5 tháng (150 ngày tuổi).
Vịt trời ăn thức ăn chủ yếu thiên nhiên, nên giá trị trứng có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, trong 100 g trứng vịt trời sẽ cung cấp khoảng 185 đơn vị calo, trong khi đó ở trứng gà thì con số này là 149 đơn vị calo. Hàm lượng tinh bột ở trứng gà và trứng vịt trời tương đương nhau, còn hàm lượng protein ở trứng vịt sẽ cao hơn trứng gà. Những thành phần khoáng chất ở trứng vịt và trứng gà tương đương nhau.
b. Nuôi Làm cảnh
Ngoài ra, vịt trời rất được các hộ gia đình nuôi làm cảnh do các ưu điểm sau: dễ nuôi, vịt trời có bộ lông đẹp, khả năng thích ứng với thiên nhiên tốt, đẻ trứng nhiều, tự ấp và nuôi con khéo, khả năng sinh tồn cao ăn đa dạng thức ăn: rau, cỏ, bắp, lúa, ngô,….
Ngoài mục đích trên, việc nuôi vịt trời giúp cân bằng lượng PH trong ao tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát triển: rong, tảo, bèo,… đây là nguồn thức ăn nhiều dinh dưỡng cho các loài thủy sinh có trong ao.
c. Nuôi để khai thác thịt
Nhắc đến thịt Vịt thì không còn xa lại gì trong mỗi chúng ta. Nhưng những món ăn chế biến
3. Cách chọn giống:
Cách chọn giống tốt Vịt giống phải lựa chọn những con có bố mẹ to lớn, khả năng tăng trọng cao, phẩm chất tốt để vịt con thừa hưởng được những đặc tính di truyền tốt.
Lựa chọn những con vịt mới nở có các đặc điểm: lông mượt, rốn khô, chân mỏ đều, cơ thể cân đối, nhanh nhẹn và nặng từ 45g trở lên để làm giống nuôi thương phẩm. Loại bỏ những con bị dị tật, 2 chân không cân đối, lông bết, ủ rũ hoặc chậm chạp.
Nên chọn mua vịt từ đàn vịt bố mẹ rõ nguồn gốc, sạch bệnh và nên mua ở các cơ sở cung cấp giống uy tín để tránh mua phải vịt giống cận huyết, vịt kém chất lượng.
4. Chuẩn bị chuồng trại
Tùy vào điều kiện cụ thể để làm chuồng trại nuôi vịt trời cho phù hợp. Tuy nhiên vị trí chuồng nuôi tốt nhất là gần bờ ao, thuận tiện cho vịt tắm, có nhiều cây cối. Không xây chuồng chung với các loại gia súc khác và cách ly khu nhà ở. Chuồng nuôi phải đảm bảo các yếu tố: Thoáng mát vào mùa hè, ấm và kín vào mùa đông. Chuồng có thể chia làm nhiều ô để phân chia đàn theo lứa tuổi nhằm thuận lợi hơn trong quá trình chăm sóc. Có thể xây gạch hoặc làm bằng tre, gỗ. Mái chuồng lợp ngói, lá cọ, lá xi măng. Nền chuồng phải cao, bằng phẳng được lát bằng gạch hoặc xi măng nhám, chất độn chuồng đảm bảo phải khô sạch.
Chuồng cần có sân chơi rộng rãi cho vịt, diện tích sân chơi phải gấp 2 - 3 lần diện tích chuồng và xây dựng sát ngay phía trước chuồng nuôi. Sân chơi không quá dốc nhưng phải đảm bảo thoát nước vào mùa mưa. Xung quanh chuồng quây bằng lưới B40 để tránh thất thoát.
Phát quang cây cối quanh khu vực chăn nuôi để hạn chế sự tập trung chim hoang dã, vệ sinh cỏ, rác, khơi thông cống rãnh. Diệt chuột và các loại côn trùng khu vực xung quanh và chuồng nuôi, rắc vôi bột.
Tiến hành vệ sinh khử trùng chuồng trại, sát trùng kỹ các dụng cụ máng ăn, máng uống và để trống chuồng 7 - 14 ngày trước khi bắt vịt về. Kiểm tra các trang thiết bị chăn nuôi để đảm bảo chúng không bị hư hỏng trong quá trình nuôi.
5. Ðiều kiện nuôi
Cần bật bóng khoảng 3 - 5 tiếng trước khi bắt vịt về úm. Do vịt mới nở có sức đề kháng yếu. Vì vậy, cần nhiệt độ cao, nhiệt độ trong quây úm là 35 – 36 0 C đối với vịt 1 ngày tuổi. Nhiệt độ giảm dần theo ngày, đến ngày thứ 5, nhiệt độ trong quây úm đảm bảo khoảng 32 - 330C. Sau đó giảm dần nhiệt độ thích hợp bằng cách quan sát hoạt động của vịt, nếu thấy vịt đứng tụm lại, co ro là nhiệt độ thấp; nếu vịt đứng tản ra thì do nhiệt độ cao. Nên duy trì độ ẩm trong quây úm khoảng 70% là thích hợp.
Thông thường, diện tích nhà úm khoảng 50 - 100 m2/vạn vịt. Căn cứ vào từng giai đoạn mà có mật độ thả vịt khác nhau, cụ thể: Trong tuần 1, úm vịt với mật độ 20 con/m2; tuần 2 là 5 con/m2; từ tuần thứ 3 trở đi tiến hành thả vịt ra ngoài.
Máng ăn phải rộng để vịt có thể tiếp xúc với thức ăn, chiều dài của máng đảm bảo 10 - 14 cm/con. Máng uống phải rửa hàng ngày, đảm bảo đủ chỗ cho vịt đứng, độ dài máng bình quân là 3 cm/con, máng phải luôn có nước. Bố trí máng ăn, máng uống ở khu vực riêng, để chỗ nghỉ ngơi của vịt luôn được khô ráo.
6. Kỹ thuật chăm sóc vịt trời
Nếu chúng ta nuôi nhỏ lẻ rất đơn giản và dễ dàng. Nhưng nuôi mục đích kinh tế và số lượng lớn chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật chăm sóc để đảm bảo được hiệu quả chăn nuôi, sau đây chúng tôi giới thiệu kỹ thuật nuôi vịt trời thương phẩm:
Trong cách nuôi vịt trời nói riêng và các gia cầm khác nói chung, bà con cần đảm bảo cân đối đủ nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn. Nguồn thức ăn cho vịt trời khá đa dạng có thể lấy từ tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn tổng hợp… và chia thành 4 nhóm chính như sau:
Nhóm năng lượng: Cung cấp nguồn năng lượng chính để vịt hoạt động và phát triển, bao gồm các loại ngũ cốc, tinh bột như: thóc, ngô, cám, tấm, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm: Bà con có thể bổ sung đạm thực vật cho vịt trời ăn bằng các sản phẩm nông nghiệp như: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu… hoặc đạm động vật như: tôm, cá, giun đất, cua, ốc,…
Nhóm chất khoáng: Sử dụng các khoáng chất có trong tự nhiên chủ yếu tới từ vỏ các loài giáp xác như: cua, trai, ốc, hến, tôm, trứng… được cho vào máy băm nghiền đa năng nghiền nát nhuyễn để tăng cường khả năng hấp thu và tránh làm hóc nếu vịt còn nhỏ, thúc đẩy quá trình phát triển xương, cơ, cho chất lượng thịt thơm ngon hơn.
Nhóm vitamin: Giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bà con bổ sung thêm: rau xanh, cỏ, lá cây, quả quả… Nếu nguồn cung cấp từ tự nhiên khan hiếm, bà con có thể bổ sung vitamin công nghiệp vào thức ăn như: oremix vitamin, B- complex…
Kĩ thuật nuôi và chăm sóc vịt trời qua các giai đoạn ngày tuổi cụ thể:
Vịt con từ 1 - 3 ngày tuổi
Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột bắp hoặc tấm, cho vịt uống nước có pha Vime C Electrolyte, B.complex C, Vimevit Electrolyte. Nhu cầu về nước uống của vịt. Từ 1 - 7 ngày tuổi là 120 ml/con/ngày. Từ ngày thứ hai trở đi có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp dành cho vịt.
Vịt con từ 4 - 10 ngày tuổi
Nếu nuôi vịt thịt có thể tập thêm cho vịt ăn những thức ăn như rau xanh trộn lẫn với cơm. Thức ăn bổ sung đạm: Bột cá lạt, phân tôm. Chú ý phân tôm có hàm lượng muối rất cao, sử dụng quá nhiều trong khẩu phần vịt có thể ngộ độc muối. Những ngày đầu chỉ cho tắm 5-10 phút sau đó tăng dần lên và từ ngày thứ 10 trở đi cho vịt xuống nước tự do.
Vịt con từ 11 - 20 ngày tuổi
Nếu có điều kiện nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp. Khi vịt được 15 ngày tuổi nên cho ăn hai lần kết hợp chăn thả ngoài đồng để cho vịt kiếm thêm thức ăn. Nếu cho vịt ăn đơn thuần là tấm, cám trong giai đoạn này cần bổ sung thêm chất đạm như tôm, cua, cá. Ngày thứ 20 trở đi có thể tập cho vịt ăn lúa.
Vịt từ 30 - 80 ngày tuổi
Sau 30 ngày tuổi vịt ăn lúa được và có khả năng tự kiếm mồi, lúc này vịt có thể cho chạy đồng. Ở các giống vịt thịt, ngày tuổi thứ 80 là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt.
Phòng bệnh cho vịt trời
Để đảm bảo việc nuôi vịt trời thuận lợi và vịt không bị dịch bệnh thì bà con cần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn và đảm bảo nước uống cho vịt sạch sẽ. Trước khi thả vịt cần nạo vét sạch chất độn chuồng cũ, phun các thuốc sát trùng chuồng trại và dụng cụ như Vimekon (100gr Vimekon + 20 lít nước) hoặc Vime - Protex (1 lít Vime - Protex + 200 lít nước), sát trùng nước uống bằng Vime - Iodine (10ml Vime - Iodine + 20 lít nước).
Cách nuôi vịt trời hiệu quả là bà con phải thực hiện tiêm vac-xin đầy đủ theo định kỳ để có thể giúp cho vịt chống được các dịch bệnh nguy hiểm khác. Cần tiêm phòng đầy đủ cho vịt theo lịch sau:
7 ngày tuổi: Tiêm phòng dịch tả vịt lần 1.
17 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm lần 1.
21 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine dịch tả lần 2.
45 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm lần 2.
60 ngày tuổi: Tiêm phòng vaccine tụ huyết trùng.
Vịt trời là giống vịt khá thuần tính. Vì thế, khi nuôi vịt trời để phát triển kinh tế thì bà con cần phải nắm rõ những điều quan trọng trong cách nuôi vịt trời để đảm bảo quá trình chăn nuôi vịt được hiệu quả nhất.
Nông Trại Xanh Phương Nam kính chúc Bà con nông dân có thêm kiến thức tham khảo để việc chăn nuôi hiệu quả./.