Kỹ Thuật Nuôi Chim Công
Nuôi chim công là một trong những nghề chăn nuôi mới mang lại giá trị kinh tế cao rất nhiều so với các loại vật nuôi hiện nay của Việt Nam. Bên cạnh đó còn góp phần tích cực vào công tác bảo tồn nguồn gen loài chim, gà quý hiếm nói riêng, động vật hoang dã, động vật quý hiếm nói chung.
Chim công là loài động vật có nguồn gốc hoang dã, việc nuôi nó không quá khó do các ưu điểm của loài vật hoang dã như sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao. Thức ăn cho chim cũng đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là thóc, ngô và rau xanh, cỏ chiếm 60%. Lượng thức ăn chỉ bằng 1/3 của gà nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí chăn nuôi.
Thiết kế chuồng nuôi Chim Công:
Chuồng nuôi chim công khá đơn giản, trong đó cần chú ý nhất là thiết kế chuồng phải làm sao đảm bảo thông thoáng và mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy vào số lượng cá thể thực tế để thiết kế diện tích cho phù hợp. Một ô chuồng tiêu chuẩn phù hợp có thể nuôi từ 4–6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10– 15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi, thường có diện tích tối thiểu - chiều rộng 3,5–4m, chiều dài 5–6m, chiều cao 2,7–3m.
Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí bà con có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng heo, chuồng gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Ngoài ra, bà con nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công bị bệnh, hay trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác.
Vật liệu làm chuồng có thể dùng tre, nứa, hay lưới B40 quây xung quanh hoặc làm vách ngăn. Nóc chuồng dùng lưới cước để chim không bay ra. Cũng có thể dùng các tấm lợp nhựa để lợp mái chuồng để chim có chỗ trú mưa.
Chuồng phải chắc chắn để đảm bảo chim không bay được ra ngoài, trong chuồng phải có cây gát để cho chim đậu.
Nền chuồng lót cát vàng để chim đi êm chân và dễ dàng vệ sinh, và hiện nay có rất nhiều loại men vi sinh khử mùi phân cũng như khử khuẩn ba con nên dùng giúp cho môi trường nên chim sạch sẽ hạn chế bệnh tật.
Chuồng được thiết kế sao cho có chỗ trú mưa cũng như tắm nắng để giúp chim công có điều kiện vận động tăng sức đề kháng. Có thể kết hợp với việc trồng cây xanh trong chuồng để chim có môi trường tự nhiên nhất có thể giúp chim sinh trưởng tốt và ít bệnh tật.
Ấp nở Chim công:
Chim Công sau 2 – 2,5 năm nuôi là đạt đến độ tuổi trưởng thành và bắt đầu có khả năng sinh sản. Tuy nhiên phải từ năm thứ 3 trở đi khả năng sinh sản của chim mới ổn định và cho tỉ lệ ấp nở tốt hơn.
Chim mái bắt đầu đẻ từ đầu mùa xuân đến cuối mùa hạ . Số trứng bình quân:
Công Má Vàng đẻ từ 8 – 12 trứng/năm
Công Ấn Độ đẻ từ 25 – 35 trứng/năm
Thời gian ấp ở trung bình từ 26 – 27 ngày.
Có 3 cách ấp nở cơ bản:
Nhiệt độ ấp nở ổn định tốt nhất như sau: Trứng sau khi đẻ bảo quản nơi thoáng mát, thời gian chờ để cho vào lò ấp tối đa từ 7 – 10 ngày, đối với trứng đầu vụ từ 3 – 5 ngày.
Cài đặt nhiệt độ ấp :
Từ 1- 7 ngày đầu nhiệt độ lò ấp duy trì : 37 – 38,2 C
Từ 8 – 15 ngày : 36,5 – 37 độ C
Từ ngày thứ 16 – 20 nhiệt độ : 36,2 – 36 ,5 độ C
Từ ngày 21 – 27 nhiệt độ ổn định ở : 36, 2 Độ C
Độ ẩm : 60 – 70% . Có thể điều chỉnh độ ẩm tuỳ theo thời kỳ ấp nở (Giảm độ ẩm với trứng đầu, giữa vụ , tăng độ ẩm với trứng cuối vụ)
5).
Chăm sóc chim qua các thời kỳ sinh trưởng:
Chim Công là loại ăn tạp thức ăn chủ yếu là cám gà, thóc , ngô , rau xanh,..
Sử dụng loại máng ăn, uống dùng cho nuôi gà, vịt để đựng thức ăn, nước uống cho
chim.
Thay nước định kỳ 1 lần / ngày (nếu không có hệ thống uống tự động) và thường xuyên vệ sinh máng ăn , uống để trách mầm bệnh gây hại cho chim.
Chim non sau khi lấy từ lò ấp ra được nuôi trong chuồng nhỏ. Nền chuồng được lót gía thể giữ ấm như: rơm, giấy báo, …, và xong đèn duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định: 25 – 30 độ C.
Khi chim đựợc 20 – 30 ngày tuổi cgiảm nhiệt độ xuống 24 – 26 độ C.
Sau 30 ngày tuổi ổn định nhiệt độ ở 18 – 20 độ C.
Lúc này có thể sử dụng loại chuồng có diện tích lớn hơn, nền chuồng có thể sử dụng lưới mắt cáo nhỏ.
Chim công mới nở ra có khả năng tự ăn như gà con, thức ăn sử dụng 100% cám tổng hợp dùng cho gà.
Sau 30 ngày tuổi có thể cho ăn kết hợp thêm với ngô, thóc nghiền (Tỉ lệ cám tổng hợp 70 % , thực phẩm bổ sung 30 %).
Sử dụng các loại rau xanh thái nhỏ như: rau muống, rau cải, rau lang,..
Khi chim càng lớn tỉ lệ cám tổng hợp sẽ điều chỉnh theo xu hướng giảm dần: Đến khi chim đạt từ 6 – 8 tháng tuổi có thể nuôi ngoài chuồng lớn với nền chuồng bằng cát như đã thiết kế ở mục 3)
Lúc này tỉ lệ cám tổng hợp bổ xung chỉ còn khoảng 50 % là hợp lý. Không nên cho ăn quá nhiều cám tổng hợp chim sẽ mất dần sức đề kháng tự nhiên , đồng thời giảm sắc tố bóng đẹp của màu lông.
Đến khi chim đạt độ tuổi trưởng thành dùng cám tổng hợp của gia cầm (Cám dùng cho gà đẻ) Kết hợp với thực phẩm bổ xung : Ngô , thóc nguyên hạt . Tăng cường các loại rau xanh , cho ăn thường xuyên để chim tăng sức đề kháng cũng như có bộ lông đẹp nhất
Các bệnh thường gặp, cách phòng và trị bênh cho Chim Công:
Khi chim non nở ra người nuôi sử dụng một số kháng sinh để phòng trị bệnh cho chim giống như việc phòng, trị bệnh cho gà con.
Ví dụ - Từ 1 đến 2 tuần tuổi ngừa bằng: Streptomcin - Từ 3 – 5 tuần tuổi ngừa bằng : pox Fowl,…(cho uống trực tiếp , hoà thức ăn , nước uống , chủng ngừa . vv ,theo tỉ lệ ghi trên bao bì).
Các bệnh thường gặp khi nuôi Chim Công:
+ Bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột như phân xanh , phân trắng,…. Bênh do nhiễm khuẩn ECOLY
+ Bệnh tụ huyết trùng, xã cánh, xù lông, teo chân.
+ Bệnh sưng mặt, phù đầu.
+ Bệnh về đường hô hấp như sưng phổi, thở khò khè,..
+ Bệnh do kí sinh ngoài da như ghẻ : Sử dụng thuốc đặc trị ghẻ của chó, mèo phun trực tiếp lên chim (tránh phần mắt ).
+ Bệnh giun, sán ở Mắt dẫn đến hiện tượng mù mặt (chích ngừa bằng kháng sinh đặc trị)
Để tránh rủi do trong quá trình nuôi người nuôi nên tiêm phòng cho chim các loại vaccine cho gia cầm theo định kỳ mùa , hoặc theo độ tuổi ví dụ GUM , H5N1,..
Cách phòng và trị bệnh cho Chim Công giống như phòng và trị bệnh cho gia cầm và sử dụng các loại thuốc kháng sinh của gia cầm đang bán tạị các tiệm thuốc thú y để để điều trị cho chim theo chỉ dẫn ghi trên bao bì.
Hoặc sử dụng liều lượng trị = 1,5 – 2 lần liều lượng phòng
(lưu ý nên mua thuốc của những nhà sản xuất, có uy tín trên thị trường để tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng).
Một lợi thế trong công tác phòng và trị bệnh là do Chim Công có bản chất là động vật hoang dã nên khi nuôi ít gặp bệnh và cách điều trị cũng đơn giản hơn.
Trong quá trình nuôi nên chú ý đến việc vệ sinh truồng trại, phun thuốc khử trùng định kỳ tại chuồng nuôi và khu vực lân cận . Theo dõi diễn biến của thời tiết để có biện pháp bảo vệ chuồng nuôi tốt nhất.
Thị trường chim cônghiện nay:
Do chim công hiện nay chủ yếu được nuôi làm cảnh, đối tượng nuôi là những hộ gia đình, các trang trại gia đình,.. Ngoài ra, chim công chủ yếu phục vụ cho các khu du lịch sinh thái, trung tâm bảo tồn,..
Do nguồn cung trên thị trường Việt Nam còn rất hạn chế vì vậy giá thành của loài chim này khá ổn định và ở mức cao.
Giá thị trường năm 2020 (theo khảo sát NTX PN)
Chim Công loại:
2 - 3 tháng tuổi: 3 triệu vnđ /cặp.
4 - 6 tháng tuổi: 4 triệu vnđ /cặp
7 - 9 tháng tuổi: 6 triệu vnđ /cặp
Loại trưởng thành đang đẻ : 15 – 20 triệu vnđ /cặp.
Với khả năng sinh sản tốt và tỉ lệ ấp nở thành công khá cao. Bình quân 1 chim mái mỗi năm có thể thu về từ 15 – 20 triệu đồng từ việc bán con giống.
Chi phí thức ăn, thú y, nhân công, khấu hao chuồng trại không đáng kể, rủi ro thấp, giá thành ổn định và có xu hướng tăng trong những năm tới.
Không bị cạnh tranh bởi nguồn cung thị trường vì đây là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam.
(Tài liệu trên đươc trích tóm tắt từ mục 3 chương V trong đề tài nghiên cứu khoa học về kỹ thuật nuôi sinh sản các loài chim gà quý hiếm, Cuốn sách gồm 560 trang giới thiệu về kỹ thuật, quy trình nuôi sinh trưởng , sinh sản , thuần hoá của 50 loài chim , gà quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới)