Thanh toánThanh toán linh hoạt (CK/TM)
Giao hàngGiao hàng toàn quốc (Cươc phí sẽ tính theo từng đơn hàng cụ thể)
Hotline0938243085
0
Giỏ hàng

Bồ Câu

Trên hành trình chinh phục, bằng niềm đam mê – khát vọng và kiên định với mục tiêu, Nông trại xanh Phương Nam từng bước trở thành Nhà sản xuất, cung cấp các sản phẩm cây trồng, con giống và thực phẩm XANH và SẠCH với danh mục sản phẩm đa dạng.
Bồ câu Titan - Thái

Bồ câu Titan - Thái

Còn hàng
Liên hệ
  • Mã sản phẩm:TT001
  • Xuất xứ:Phương Nam Farm - Việt Nam
  • Đơn vị tính:Cặp

Liên hệ
Bồ câu Titan Thái - Hậu bị

Những Kỹ thuật nuôi Chim Bồ Câu titan thái Hiệu Quả

Bồ câu Titan - Thái

Bồ câu Titan Thái là giống bồ câu gì?

Giống Bồ câu Titan Thái Lan là giống bồ câu nuôi thương phẩm của Thái Lan được du nhập Việt Nam từ những năm gần đây (2018) được bà con chọn nuôi thương phẩm bởi giống này có nhiều ưu điểm và phù hợp với môi trường khí hậu Việt Nam.

Tại sao chon mô hình nuôi chim bồ câu?

Nuôi chim Bồ Câu được xem là mô hình chăn nuôi phù hợp với diện tích nhỏ. Kỹ thuật đơn giản, đầu tư chi phí ít, mau thu hồi vốn.

Tại sao lại chọn giống Titan Thái để nuôi thương phẩm?

Lý do chọn giống Bòi câu Titan Thái để nuôi thương phẩm bởi các ưu điểm sau: Con giống có trọng lượng to, dễ nuôi, đề kháng mạnh, sinh sản tốt.

Đặc điểm giống Bồ câu Titan Thái:

Đặc điểm Bồ Câu Titan Thái chân ngắn, vai nở, màu sắc lông (xám đá có 2 gạch ở cánh),  Chim mới nở có khối lượng trung bình 17 gram/con, 28 ngày tuổi nặng 647gram, 6 tháng tuổi đạt 700gram, 1 năm tuổi đạt 800gram.

Khả năng sản xuất của 1 cặp chim Titan Thái bố mẹ trong 1 năm được 20 – 30 chim non.

Thời gian trung bình giữa 2 lứa đẻ từ 30 ngày trở lên.

Sau đây là kỹ thuật nuôi chim Bồ câu Titan Thái siêu thịt sinh sản và mô hình chuồng trại.

1. Kỹ thuật chọn giống chim bồ câu thái siêu thịt 

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu như chim khỏe mạnh, to con, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật và được tiêm vaccine đầy đủ.

Bà con nên mua loại chim giống đạt từ 4-5 tháng tuổi. Lúc đó Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

2. Kỹ thuật làm Chuồng nuôi chim bồ câu thái siêu thịt

Yêu cầu đối với chuồng nuôi chim bồ câu là phải có độ sáng của ánh nắng mặt trời nhưng tránh nắng trực tiếp vào lồng nuôi chim, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột.

Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4h ngày.

Hiện có 3 mô hình bà con có thể lựa chọn để nuôi chim bồ câu, đó là mô hình chăn thả tự nhiên, mô hình nuôi bán công nghiệp và mô hình nuôi công nghiệp.

  • Với mô hình chăn thả tự nhiên, chim bồ câu được thả tự do, chim tự tìm thức ăn ngoài thiên nhiên nên người nuôi sẽ ít tốn công chăm sóc, giảm được chi phí về thức ăn, chất lượng thịt chim cũng ngon hơn. Nhược điểm lớn nhất của phương thức này là chim dễ lây lan dịch bệnh từ môi trường bên ngoài và cũng rất khó kiểm soát đàn, do đó phương thức này chỉ phù hợp với bà con nuôi quy mô nhỏ.
  • Còn mô hình nuôi bán công nghiệp là chim bồ câu vẫn được thả nuôi tự do trong chuồng nuôi có lưới hoặc tường bao bên ngoài sao chim không thoát ra ngoài tự nhiên được. Ưu điểm của phương thức này là giúp người chăn nuôi dễ kiểm soát đàn, nhân giống, dễ chăm sóc và theo dõi tình trạng sức khỏe của chim, tăng khả năng phòng ngừa bệnh do không gian nuôi khép kín, chim phát triển nhanh, thu được hiệu quả kinh tế cao, chi phí nuôi thấp hơn kiểu công nghiệp, tuy nhiên tốn diện tích hơn.
  • Với mô hình nuôi công nghiệp, nuôi chim nhốt hoàn toàn có rất nhiều ưu điểm như: sạch sẽ, tốn ít diện tích, giảm được chi phí thức ăn, tỷ lệ ấp nở cao, ít tốn công vệ sinh, quản lý đàn chặt chẽ và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhược điểm là tốn thêm công chăm sóc, đầu tư ban đầu cao hơn, chim yếu hơn nuôi tự nhiên.
  • Khi nuôi chim bồ câu kinh doanh, khuyến khích bà con lựa chọn nuôi theo mô hình bán công nghiệp và công nghiệp. Dưới đây là một số hình ảnh của trại bồ câu về chuồng trại nuôi chim bồ câu theo kiểu công nghiệp để cho bà con tham khảo.

Bồ câu Titan - Thái

Bồ câu Titan - Thái

Bồ câu Titan - Thái

  • Trong chuồng nuôi chim bồ câu, bà con nên chia thành các dãy nuôi như: dãy nuôi bồ câu sinh sản, dãy nuôi bồ câu giai đoạn chim dò hậu bị làm giống
  • Chim bồ câu nuôi theo phương pháp công nghiệp được nuôi nhốt hoàn toàn trong các lồng, kích thước lồng nuôi như sau: chiều cao 45cm, chiều sâu 50 cm, chiều rộng 50 cm hoặc kích thước tất cả các chiều cao – rộng – sâu đều là 50 cm. Vật liệu làm lồng nuôi có thể làm bằng tre, gỗ hay lưới sắt,…Hiện nay đa số các trại nuôi bồ câu đều chọn lồng thép để nuôi bồ câu. Ngoài lồng nuôi chim, bà con cần trang bị thêm máng ăn, máng uống, ổ đẻ,…cho chim bồ câu, các dụng cụ nuôi chim này hiện nay đều có bán trên thị trường. Nếu có đủ vốn để đầu tư bà con có thể làm máng ăn, máng uống tự động, hệ thống dọn phân tự động, như vậy sẽ không mất nhiều nhân công để chăm sóc và vệ sinh chuồng nuôi chim bồ câu. Cách đặt các lồng nuôi chim bồ câu như sau: Chiều cao đặt các lồng nuôi có thể cao từ 2 -3 m, với chiều cao này có thể xếp được 3 tầng lồng nuôi, mỗi tầng cách nhau 5 – 10 cm, ở giữa các tầng đặt các tấm lưới hoặc tấm nhựa để hứng phân chim. Trong cùng một tầng có thể xếp 2 hàng lồng cạnh nhau, Các lồng nuôi đặt cách mặt đất từ 30 – 50 cm so với nền chuồng. Cứ 100 lồng nuôi cần diện tích khoảng 60 m2.

3. Kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh bồ câu

  • Thức ăn:

Tùy vào giai đoạn sinh trưởng chim bồ câu chọn thức ăn phù hợp để đảm bảo chim phát triển toàn diện thể chất, chim có các giai đoạn như: chim thịt, hậu bị, sin sản và nuôi con,…Tuy nhiên, tùy mục đích nuôi chọn nguồn thức ăn cho phù hợp: thức ăn hỗn hợp, bắp xay, lúa,…

  • Nước uống

Để tránh dịch bệnh thức uống phải sạch sẽ, có thể tăng cường sức đề kháng cho chim, ngoài ra, để hạn chế bệnh tật nên bổ sung thêm các loại thuốc bổ, Vitamin, điện giải,…

  • Vaccine phòng ngừa và trị bệnh

Chim bồ câu có sức đề kháng tốt hơn gà vịt, tuy nhiên để hạn chế rủi ro cho các trại quy mô lớn chim phải được tiêm ngừa một số bệnh phổ biến theo lịch tiêm gia cầm như: Đậu mùa, tả toi, new castle, cúm H5N1,…

Ngòa ra, chim cũng hay bệnh số bệnh phổ biến: đậu mùa, hen, khò khè, toi, ecoli,… sẽ điều trị giống phát đồ điều trị của gia cầm.

Đặt hàng nhanh

Thông tin đặt hàng

zalo-img.png