Là một trong bốn loại thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) nhung hươu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh hàng đầu cho con người. Vậy công dụng của nhung hươu là gì, phù hợp cho đối tượng nào, cách dùng ra sao?
Nhung hươu là gì?
Nhung hươu thực chất là sừng của con hươu đực khi còn non. Vì sừng mới mọc nên chúng thường mềm, có lớp lông mịn bao phủ bên ngoài như lông nhung và được bao bọc bởi một lớp da bên ngoài. Trong Đông y hay trong dân gian, đây là vị thuốc nổi tiếng với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Nhung hươu còn có tên gọi khác: Ban long châu, Quan lộc nhung, Hoàng mao nhung, Huyết nhung… Tên khoa học: Cervus nippon Temminck
Đặc điểm bên ngoài
Như đã nói, sừng của hươu đực còn non được bao phủ bởi lớp lông nhung mềm, mịn vì vậy được gọi là nhung hươu.
Khoảng sau 3-4 tháng khi sừng hươu phát triển hoàn thiện, dài và phân nhánh đầy đủ thì lớp nhung bên ngoài sẽ rụng đi để lộ ra phần gạc hươu. Đến cuối hạ cặp gạc này cũng sẽ rụng để chuẩn bị ra cặp sừng mới vào mùa xuân năm sau.
Thông thường một con hươu đực từ 3 tuổi trở lên, hàng năm sẽ cho một cặp nhung với trọng lượng khoảng 400g đến 500g.
Các loại nhung hươu.
Tùy vào giai đoạn thu hoạch nhung hươu mà người ta phân chúng thành các loại sau:
- Huyết nhung: Là loại nhung hươu được thu hoạch khi sừng hươu vẫn còn non, chuẩn bị phân nhánh chủ yếu là sừng của những con hươu 3 tuổi. Chúng có đặc điểm là thân nhung ngắn, mềm, bóng, màu vàng hồng hoặc vàng nâu, chứa nhiều mạch máu. Đây là loại nhung được quý và ưa chuộng hơn cả.
- Nhung hươu yên ngựa: Là loại nhung được thu hoạch khi sừng hươu đã bắt đầu phân nhánh, có hình dáng giống cái yên ngựa. Lộc nhung này có giá trị dinh dưỡng và dược tính khá cao chỉ xếp sau huyết nhung. Tuy nhiên, cần phải thu hoạch đúng và mùa xuân, tránh sừng già làm mất hàm lượng dinh dưỡng quý.
- Nhung hươu chìa vôi: Đây là loại nhung được lấy khi sừng non chưa phân nhánh của những con hươu 2 tuổi nên kích thước khá nhỏ. Khi sấy khô chúng chỉ có trọng lượng khoảng 40-50g, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp chỉ ngang nhung hoẵng.
- Nhung hươu gác sào: Loại này thường thu hoạch ở những con hươu từ 10-15 tuổi, sừng hươu đã phân nhánh, lông cứng và dày. Khi này hươu đã qua giai đoạn khỏe nhất nên chất dinh dưỡng không có giá trị cao. Chính vì thế, so với các loại nhung hươu trên thị trường chúng có giá thấp hơn cả.
Hình ảnh nhung hươu yên ngựa
Dựa vào trạng thái để phân loại:
- Nhung hươu khô: Là loại lộc nhung sau khi thu hoạch đã qua sơ chế và sấy khô. Hàm lượng dinh dưỡng còn khoảng 95%
- Nhung hươu tươi: Là loại lộc nhung chưa qua chế biến, vẫn còn giữ được 100% hàm lượng dinh dưỡng vốn có
Ngoài ra người ta còn phân loại dựa vào chế phẩm: Bột nhung hươu khô, viên nhung hươu, lộc nhung hoàn, nhung hươu dạng nước.
Hoặc phân loại theo vùng địa lý: Trong nước (nhung hươu Tiền Giang, Long An, Hương Sơn, Ninh Bình, Nghệ An, Đồng Nai,..) Nước ngoài (nhung hươu Liên Bang Nga, New Zealand)
Cách thu hoạch
Người ta thường thu hoạch nhung hươu vào mùa xuân, khoảng tháng 2 – tháng 3 để lấy được nhung chất lượng cao nhất.
Để thu hoạch được lộc nhung cần một dụng cụ cưa thật sắc, một ít thuốc cầm máu nhanh, khoảng 4-5 người để giữ chặt hươu. Thao tác thực hiện khi cưa phải nhanh, dứt khoát, cưa từ chỗ cách đế nhung 3-4 cm.
Máu chảy ra có thể hứng cho vào rượu uống để tăng cường sinh lý. Nhưng phải lấy có chừng mực để không hại hươu. Người ta thường dùng mực tàu trộn với than gỗ rồi bôi vào chỗ cưa để cầm máu nhanh cho hươu.
Sơ chế
Nhung hươu sau khi cắt xong người ta cần sơ chế ngay vì đạm rất nhiều rất dễ phân hủy. Có rất nhiều cách sơ chế nhung bao gồm:
- Cách 1: Nhúng cặp nhung vào rượu để qua đêm. Cho đầu cắt hướng lên trên mặt rượu để tránh các hoạt chất dinh dưỡng của nhung bị hòa tan. Hôm sau rang cát cho nóng rồi cho cặp nhung vào ủ, vẫn hướng đầu cắt lên trên. Cứ vậy thay cát liên tục cho đến khi nhung khô hẳn.
- Cách 2: Tẩm rượu cho nhung rồi đem sấy khô liên tục cho nhung khô kiệt.
Bảo quản
Tùy vào từng loại lộc nhung mà người ta sẽ có cách bảo quản khác nhau.
- Nhung hươu tươi: Người ta sẽ cho nhung vào các túi chân không rồi bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh. Cách này sẽ giúp hàm lượng dinh dưỡng và các hoạt chất trong nhung giữ được nguyên vẹn.
- Nhung hươu khô: Nhằm bảo quản được lâu hơn, sau khi sấy khô nhung hươu người ta sẽ đem cắt lát cho vào trong bình kín, có túi chống ẩm để tránh ẩm mốc cho nhung. Với cách làm này, lộc nhung có thể để được từ 1-2 tháng mà vẫn giữ được 95% hàm lượng dinh dưỡng.
Thành phần hóa học
Được xem là tứ đại danh dược, bới các thành phần trong nhung hươu chứa nhiều yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tiêu biểu:
- Trong sừng non có chứa từ 20-25 loại axit amin như: calci phosphat, calci carbonat, chất keo, oestrogen,…26 nguyên tố vi lượng như: Cu, Mg, Zn, giúp tăng cường sinh lý, bồi bổ sức khỏe.
- Nhung hươu còn chứa Glycosaminoglycans: Giúp tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ của khớp thông qua việc bôi trơn, tăng độ ẩm cho tế bào.
- Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra trong nhung hươu có chứa prostaglandin: giúp điều hòa hoạt động của các tế bào, chống viêm, chống sưng, sát khuẩn, giảm đau cực tốt.
- Ngoài ra chúng còn chứa lysine, glutamic acid, proline, collagen…trẻ hóa làn da, tăng độ mịn màng, căng bóng cho da.
Tác dụng của nhung hươu
Cả Đông Y và Tây Y đều công nhận tác dụng của nhung hươu trong việc bồi bổ sức khỏe và chữa các bệnh liên quan. Cụ thể:
Đông y
Theo Đông y, nhung hươu có vị ngọt, tính ấm và không có độc, vào 4 kinh: can, thận, tâm, tâm bào. Thường dùng để:
- Bổ thận, tráng dương, bổ tinh khí, cải thiện chứng năng tình dục cho người yếu sinh lý.
- Giúp bồi bổ cơ thể, ích khí, bổ huyết, cải thiện các vấn đề: kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh, tắc sữa,…cho phụ nữ
- Bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt thích hợp những người gầy yếu, xanh xao, thiếu máu,
- Kích thích sự phát triển ở trẻ còi xương, chậm ăn, chậm mọc răng.
- Giúp điều hòa lượng máu trong cơ thể, bổ sung các hoạt chất có lợi để tăng sức khỏe cho người già, người ốm yếu, mệt mỏi.
- Ngoài ra thảo dược này còn giúp phục hồi hệ thần kinh, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng, stress.
Tây y
Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh và chỉ ra nhung hươu có rất nhiều công dụng với sức khỏe.
- Bồi bổ sức khỏe: Với 25 axit amin, 26 nguyên tố vi lượng, nhung hươu sẽ giúp tăng cường sức khỏe, bổ sung năng lượng, tăng khả năng phục hồi sau phẫu thuật hoặc xạ trị.
- Công dụng đối với hệ tim mạch: Trong nhung hươu có chứa pantocrin giúp tăng khả năng lưu thông máu ở tim mạch và động mạch vành. Từ đó giúp ổn định nhịp tim, làm tim khỏe mạnh, ổn định huyết áp tốt.
- Tăng cường sức khỏe: Là một trong 4 đại tiên dược hàng đầu giúp tăng cường sức khỏe. Vì vậy, việc dùng nhung hươu thường xuyên sẽ giúp cơ thể được bổ sung các khoáng chất, protein, lipid thường tăng khả năng phục hồi tốt. Thảo dược này còn có khả năng sinh tủy, bền khớp, khỏe xương, chống mệt mỏi nhờ pantocrin và khả năng tái tạo phục hồi tế bào nhờ Alkaline phosphatase
- Tăng sức đề kháng: Không chỉ cung cấp dinh dưỡng, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Loại thảo dược này còn có khả năng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus. Đặc biệt chúng còn có khả năng bài trừ virus ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả, đã được nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân viêm gan B, viêm gan C
- Điều trị các bệnh xương, khớp, bệnh Gút: Đây cũng là một trong những công dụng nổi tiếng của huyết nhung. Cụ thể: lượng canxi dồi dào huyết nhung giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa lão hóa cho các xương khớp; chất keo giúp tái tạo sụn khớp; các hoạt chất Prostaglandin giúp chống viêm, giảm sưng hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, bệnh gút hiệu quả.
- Tăng cường sinh lý nam: Khỏi phải nói đây chắc chắn là tác dụng nổi bật nhất của huyết nhung. Với hàm lượng lớn Pantocrin, huyết nhung giúp bổ thận, tráng dương, chữa yếu sinh lý, liệt dương, di tinh hiệu quả, khắc phục chứng bệnh sinh lý cho cả nam và nữ.
- Ổn định tiêu hóa: Với các hoạt chất dồi dào nhung hươu không chỉ giúp điều trị bệnh, bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp tăng khả năng hấp thụ cho cơ thể nhờ ổn định hệ tiêu hóa, tăng nhu động cho dạ dày và ruột, giúp người bệnh ngủ ngon, ăn ngon, lợi tiểu,…
- Chống lão hóa: Ngoài các công dụng trên, y học hiện đại đã chỉ ra rằng nhung hươu có khả năng chống lão hóa, làm đẹp hiệu quả cho phái nữ. Các chìa khóa làm đẹp có trong huyết nhung phải kể đến như: Collagen giúp da căng mịn, tăng độ đàn hồi; Pantocrin kích thích sản sinh nội tiết tố estrogen hiệu quả. Nhờ vậy mà làn da của phụ nữ luôn mịn màng, hạn chế xỉn màu, nám da, đồi mồi,…
Công dụng của nhung hươu với từng đối tượng
Đối với người già:
- Nhung hươu chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho sức khỏe của họ. Bởi nhiều dưỡng chất quan trọng có tác dụng bồi bổ cơ thể, hạn chế sự suy nhược do tuổi tác, từ đó giúp nâng cao tuổi thọ.
- Các acid amin, các nguyên tố vi lượng, protein, lipid sẽ giúp cơ thể người già từng bước cải thiện sức khỏe.
Đây cũng chính là sản phẩm cao cấp đối với người cao tuổi trong việc tăng khả năng lưu thông máu, giảm thiểu nguy cơ về các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp thấp, nhồi máu cơ tim,…
- Đặc biệt loại thảo dược quý hiếm này có chứa các hoạt chất giúp tăng độ dẻo dai, tái tạo dương khớp, khắc phục tình trạng đau nhức các khớp thoái hóa do tuổi già.
- Tuy nhiên theo khuyến cáo những người già huyết áp cao không nên dùng nhung hươu tươi nguyên chiếc mà thay vào đó nên dùng các sản phẩm chiết xuất.
Nhung hươu giúp bổ sung dinh dưỡng, ổn định nhịp tim, huyết áp cho người gi
Đối với trẻ em:
- Huyết nhung chính là sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe của trẻ nhỏ, nhất là trẻ chậm ăn, còi cọc.
- Những dưỡng chất trong nhung hươu chính là nguồn bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển tốt nhất của các tế bào trong cơ thể trẻ nhỏ. Giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng trao đổi chất hiệu quả, giúp trẻ tăng cân mà không lo béo phì.
- Các loại dưỡng chất trong nhung hươu giúp bổ huyết, tăng lưu thông máu, cải thiện tình trạng xanh xao, thiếu máu ở trẻ nhỏ.
- Đồng thời đây cũng là nguồn dược liệu quý giúp phát triển xương ở trẻ nhỏ, tăng chiều cao, cân nặng tốt nhất cho trẻ.
Giúp trẻ hay ăn, chóng lớn, khắc phục tình trạng còi cọc
Đối với nam giới:
Tác dụng nổi bật nhất của huyết nhung với nam giới có lẽ chính là tăng cường khả năng sinh lý. Cụ thể:
- Với khả năng tăng cường các testosterone, huyết nhung chính là thành phần quan trọng giúp cải thiện chứng rối loạn cương dương, di tinh, liệt dương, tăng cảm giác thăng hoa và hưng phấn khi yêu.
- Đồng thời huyết nhung còn giúp nam giới lấy lại tinh thần, thể lực, giúp cuộc sống hôn nhân gia đình và công việc trở nên viên mãn
Đối với nữ giới:
Ngoài những công dụng cho đấng mày râu, huyết nhung cũng có những tác dụng cho tuyệt vời cho phái đẹp:
- Thảo dược này sẽ giúp kích thích cơ thể sản sinh ra nội tiết tố estrogen để bù đắp cho sự sụt giảm đáng kể trong buồng trứng.
- Đồng thời với lượng collagen dồi dào đây chắc chắn là loại tiên dược làm đẹp, trẻ hóa làn da, ngăn ngừa lão hóa, đem lại sự trẻ trung tươi mới cho phụ nữ.
- Ngoài ra, nhung hươu tươi còn có khả năng lợi huyết, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, ngăn chặn nguy cơ béo phì hiệu quả.
- Là thảo dược hỗ trợ điều trị sinh lý cho cả nam và nữ, nên huyết nhung giúp tăng khả năng ham muốn của phụ nữ, cải thiện chức năng sinh lý, hỗ trợ điều trị vô sinh hiệu quả
Thảo dược này sẽ giúp trẻ hóa làn da, đem đến sự tươi trẻ cho phụ nữ
Đối với các vận động viên:
Nhung hươu là một trong những món ăn được rất nhiều các vận động viên ưa chuộng. Bởi những tác dụng tốt cho sức khỏe và thể lực mà chúng mang đến:
- Giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức lực, sự bền, dẻo dai của cơ bắp, xương khớp nhờ các acid amin, glycine, proline,…
- Ngoài ra các hoạt chất của huyết nhung còn giúp cơ thể săn chắc, bớt mệt mỏi trong quá trình vận động.
- Những tác dụng này không chỉ được đánh giá phù hợp với các vận động viên mà còn cực kỳ tốt cho những người hay vận động nhiều, khuân vác,…
Cách sử dụng nhung hươu
Có rất nhiều cách để sử dụng nhung hươu để bồi bổ sức khỏe và điều trị các bệnh liên quan. Tương ứng với mỗi loại nhung hươu sẽ có những cách làm khác nhau.
Đối với nhung hươu tươi
Có các cách chế biến lộc nhung tươi như sau:
- Ngâm rượu: Quan lộc nhung ngâm rượu được pha theo tỉ lệ 1:1. Cứ 1 lạng nhung sẽ ngâm cùng với 1 lít rượu 45-50 độ. Ngâm trong bình thủy tinh khoảng 30 ngày là dùng được
- Ngâm mật ong: Nhung thái lát đem ngâm với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1 lạng nhung và ¼ lít mật ong. Sau khi ngâm khoảng 100 ngày là có thể dùng.
- Nấu cháo: Người ta thường tán lộc nhung tươi thành bột mịn sau đó đem nấu cháo cùng rau quả tùy chọn, nêm nếm cho vừa ăn là có thể dùng. Mỗi ngày người lớn dùng 5-10g, trẻ em từ 3-5g.
- Làm các món hầm: Ngoài ra người ta còn dùng lộc nhung để làm các món hầm với gà, vịt, chim câu vừa giúp bồi bổ sức khỏe, tăng miễn dịch còn giúp điều trị một số bệnh liên quan
Món cháo nhung hươu giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng thể lực cho cơ thể
Nhung hươu khô
Những cách chế biến nhung hươu khô sẽ đơn giản, nhanh chóng và dễ thực hiện hơn rất nhiều.
- Ngâm rượu quan lộc nhung: Dùng lộc nhung khô đã được thái lát đem ngâm với rượu trắng 45-50 độ theo tỉ lệ 1g lộc nhung và 3 lít rượu. Để ở nơi khô thoáng khoảng 30 ngày là dùng được. Ngoài ra người ta còn có thể cho thêm một số vị thuốc khác như: đông trùng hạ thảo, dương hoắc, nhân sâm,…
- Nấu cháo: Quan lộc nhung sau khi tán thành bột mịn thì lấy khoảng (2-3 thìa với người lớn, trẻ em thì giảm ⅓) đem trộn đều với cháo khi còn nóng rồi dùng. Ngoài ra người ta còn có thể trộn loại bột này ăn cùng với phở, bún, canh hoặc pha cùng sữa tươi đều được.
- Dùng chung với mật ong: Cách làm khá đơn giản có thể dùng 10g bột quan lộc nhung đem trộn đều với 1 lít mật ong ngâm 10 ngày rồi ăn trực tiếp. Dùng vào 2 lần vào sáng và tối trước đi ngủ để phát huy tốt tác dụng.
- Hấp hoặc tráng trứng: Bột nhung hươu cũng có thể hòa với trứng để hấp hoặc tráng ăn bình thường với tỉ lệ là 0,5-1g bột nhung với 1 quả trứng. Nên ăn món này vào sáng sớm khi bụng đói, ăn liên tiếp trong 30 ngày.
- Pha trà: Bột quan lộc nhung hay nhung khô thái lát đều có thể dùng pha trà. Cách làm khá đơn giản chỉ cần cho nguyên liệu này vào hãm cùng nước sôi để khoảng 10 phút cho ngấm
Mật ong ngâm với bột quan lộc nhung sẽ là món ăn bổ dưỡng trị các bệnh liên quan
Liều lượng dùng thế nào?
Khi sử dụng lộc nhung người dùng nên tuân thủ theo liều lượng được quy định, không nên quá lạm dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Với lộc nhung tươi dùng để chữa bệnh thì có thể dùng từ 3-8g/ lần, thậm chí có thể lên 10g/ lần tùy vào tình trạng mỗi người.
- Với lộc nhung khô: Người trưởng thành dùng để chữa bệnh có thể dùng từ 1-3g, thậm chí là hơn.
- Khi trẻ nhỏ dùng thì liều lượng chỉ được bằng ⅓ của người trưởng thành, tốt nhất là chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
- Với lộc nhung ngâm rượu: Mỗi ngày người trưởng thành chỉ dùng từ 10-20ml tương ứng với 1-2 chén nhỏ.
- Với lộc nhung ngâm mật ong: Người lớn mỗi ngày dùng 2-3 thìa cafe dung dịch và 2-3 lát nhung hươu. Đối với trẻ em thì dùng liều ⅓ liều người lớn.
- Khi ăn, uống nhung hươu không nên dùng liên tục. Tốt nhất là 2-3 ngày mới dùng 1 lần và dùng trong 2-3 tuần thì lại nghỉ 1 tuần.
Thời gian dùng nhung hươu tốt nhất.
Có thể dùng nhung hươu vào rất nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Nhưng để đạt kết quả tốt nhất người dùng nên lựa chọn những thời điểm sau:
- Quan lộc nhung ngâm mật ong: nên dùng vào sáng sớm để giúp cơ thể hấp thụ các dưỡng chất tốt nhất, tăng cường các hoạt động cho cơ thể. Hoặc dùng vào buổi tối để an thần, ngủ ngon, giúp tăng cân hiệu quả, đồng thời hỗ trợ quá trình thải độc tốt nhất.
- Rượu nhung: Thì uống vào tối là hợp lý nhất để tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ. Có thể uống trước ăn hoặc trước đi ngủ 30 phút.
- Những món ăn, uống với lộc nhung: có thể ăn vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên người ta vẫn thường hay dùng vào bữa sáng để các hoạt chất phát huy tác dụng tốt nhất.
Tác dụng phụ của nhung hươu
Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết cách chế biến, sử dụng và liều dùng phù hợp thì nhung hươu có thể gây ra những tác dụng phụ dưới đây:Viêm ruột, viêm đường tiêu hóa: chủ yếu là do không biết cách chế biến nhung, sử dụng nhung còn dính lông, Phát dục sớm: Nguyên nhân chủ yếu là do dùng nhung quá liều cho trẻ nhỏ, hoặc trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng vẫn cho dùng nhung.
- Nổi mụn, ngứa da: Nhung không có tính độc nhưng tính ấm của nhung có thể khiến những cơ thể nóng trong sinh nhiệt là lên mụn. Vì vậy khi gặp tình trạng này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám
- Nứt thịt: Tình trạng này thường xảy ra với các trường hợp quá lạm dụng nhung hươu.
- Hói đầu: Không chỉ gây phát dục sớm, loại thảo dược này còn có thể khiến trẻ vị thành niên bị hói nếu dùng không đúng cách.
Ngoài ra khi thí nghiệm trên chuột người ta còn thấy: “ sau 7 ngày được uống hoặc tiêm tinh chất dưới tĩnh mạch các con chuột có biểu hiện run rẩy, thở dốc, chảy nước mắt”
Vì vậy tốt nhất khi dùng nhung hươu người bệnh nên hỏi ý kiến của các chuyên gia về cách dùng, liều lượng để tránh những tác dụng phụ trên.
Đối tượng nào không nên dùng
Dưới đây là danh sách những người không nên dùng nhung hươu để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Những lưu ý khi dùng nhung hươu
Để nhung hươu phát huy được hết công dụng chữa bệnh liên quan và bồi bổ sức khỏe, khi sử dụng người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Lựa chọn địa chỉ bán huyết nhung uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái gây nguy hiểm cho sức khỏe
- Phải biết cách chế biến tuyết nhung đúng cách nếu không sẽ sinh bệnh. Phải cạo thật sạch lông khi dùng để ngâm rượu nếu không có thể dẫn đến viêm ruột, viêm đường tiêu hóa. Theo các chuyên gia khi ruột bị viêm do nhiễm nhung của hươu thì cực kì khó chữa.
Các bài thuốc chữa bệnh có nhung hươu
Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ có những bài thuốc khác nhau từ huyết nhung. cụ thể:
- Bài thuốc trị liệt dương, xuất tinh sớm: Lấy 20 – 40g nhung hươu thái lát đem ngâm với rượu sau 7 ngày, mỗi ngày uống 10-20 ml.
- Chữa tiểu nhiều, liệt dương: Lấy lộc nhung đem sao với rượu rồi tán mịn thành bột. Sắc 0,8-1,2 bột nhung với nước và 20g dâm dương hoắc.
- Bài thuốc chữa lưng đau, mỏi gối: Lộc nhung, đương quy đem sao qua với rượu rồi tán thành bột. Dùng thịt ô mai nấu thành cao, rồi trộn bột vào. Mỗi ngày uống 8-12g với nước cơm vào lúc đói.
- Bài thuốc chữa phụ nữ vô sinh, băng lậu: Lấy lộc nhung 40g, thục địa 80g, ô tặc cốt 40g đem tất cả tán mịn, ngày uống từ 8-12g
- Chữa di tinh, tiểu són cho nam giới: Lộc nhung 1g, ô tặc cốt 15g, tầm gửi dâu tằm 10g, tổ bọ ngựa trên cây dâu 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, đẳng sâm 10g, long cốt 10g. Tất cả đem tán mịn, trộn với mật ong để làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-5g
- Bài thuốc trị tủy hư, xương mềm, chân tay yếu: Lộc nhung 1,2g; xạ hương 0,1g; thục địa 16g; phục linh sơn thù, trạch tả, đơn bì, ngũ gia bì mỗi thứ 12g. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, luyện cùng mật ong thành viên. Ngày dùng 2 lần mỗi lần 4-12g.
Tùy vào từng loại bệnh mà người ta sẽ có cách kết hợp các vị thuốc với quan lộc nhung