Các tiêu chí để lựa chọn dê được giống sẽ dựa vào khả năng sinh trưởng và phát triển, dòng giống, ngoại hình, tính hăng và phẩm chất đời trước. Ưu tiên lựa chọn dê đực mang những đặc điểm sau:
Chọn dê cái cũng xem xét qua chất lượng dòng của đời trước. Sau đó, chọn lọc bản thân cá thể đó thông qua các tiêu chuẩn về ngoại hình, khả năng thích ứng với điều kiện sống, khả năng sản xuất. Ưu tiên chọn dê cái theo một số đặc điểm sau:
Kỹ thuật phối giống cho dê cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Thức ăn cho dê sinh sản được chia thành các nhóm sau:
Thức ăn thô xanh cung cấp năng lượng đảm bảo cho dạ cỏ hoạt động bình thường. Gồm có:
Thức ăn tinh cung cấp năng lượng duy trì và phát triển của đàn dê. Gồm có các nguyên liệu sau:
Thức ăn bổ sung cung cấp chất khoáng, vitamin, đạm cần thiết cho đàn dê. Bao gồm: bột xương, bột sò, bột canxi, ure, chế phẩm sinh học, mật rỉ đường. Ngoài ra có thể cho dê ăn thêm phụ phẩm: bã hoa quả ép, bỗng rượu bia,…
Có 2 phương pháp chế biến và bảo quản, đó là phơi khô và ủ chua. Lá sắn, lá keo đậu, lá đậu, rơm rạ bà con có thể áp dụng phương pháp phơi khô. Với cỏ voi, thân ngô, thân lạc, củ sắn, bí đỏ… bà con áp dụng phương pháp ủ chua kéo dài thời gian bảo quản.
Các loại thức ăn thô xanh (nhất là cỏ voi, thân ngồi, dây khoai lang) nên cắt thành từng đoạn nhỏ khoảng từ 5 – 7cm để đàn dê dễ ăn, dễ hấp thụ. Các loại thức ăn củ quả cũng cần phải cắt thành miếng nhỏ, mỏng vừa phải.
Trang trại nuôi dê số lượng lớn có thể tham khảo thêm chiếc máy băm cỏ, băm rau củ 3A3Kw. Máy tích hợp cả 2 chức năng băm cỏ, băm rau củ tiện lợi, có thể dùng để băm thân ngô, cỏ voi, lá mía, bí đỏ, cà rốt cho dê sinh sản. Năng suất băm cỏ đạt từ 400 – 500kg/giờ. Năng suất băm củ quả đạt từ 800 – 900kg/giờ tùy nguyên liệu.
Các loại ngũ cốc có thể cho dê ăn trực tiếp trong máng thức ăn tinh. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả hấp thụ và tránh lãng phí, cách thông dụng được nhiều trang trại áp dụng là ép thành cám viên. Các nguyên liệu tinh được phối trộn với nhau theo công thức nhất định. Sau đó đưa vào máy ép cám viên cho dê sinh sản.
Hiện nay, với sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc nông nghiệp, chủ trang trại hoàn toàn có thể tự sản xuất viên cám chăn nuôi sạch tại nhà. Cách này vừa kéo dài thời gian bảo quản, lại có thể tận dụng tối đa nguyên liệu giá rẻ, an toàn.
Bà con có thể tham khảo một số dây chuyền máy ép cám viên tại 3A: máy băm nghiền đa năng, máy nghiền ngô, máy trộn nguyên liệu, máy ép cám viên. Ngoài ra, còn có máy sấy cám. Trong trường hợp sản xuất nhiều, để tăng thời gian bảo quản, bà con sử dụng máy sấy.
Cần đảm bảo trong khẩu phần thức ăn của dê sinh sản có chứa cả thức ăn giàu đạm và thức ăn giàu năng lượng. Tỉ lệ các thành phần được cân bằng theo từng giai đoạn.
Khi nuôi dê, bà con không được đột ngột thay đổi khẩu phần thức ăn, nhất là thức ăn tinh. Nếu muốn thay đổi, cần có giai đoạn chuyển tiếp kéo dài từ 4 – 5 ngày.
Đối với cỏ tự nhiên, nên phơi khô, tái, không cho dê ăn cỏ ướt hoặc dính nước mưa, bùn đất.
Không cho đàn dê sinh sản, dê giống ăn quá 0,5kg mật rỉ đường/ngày.
Chỉ bổ sung ure cho dê trưởng thành. Tuy nhiên, không đem hòa vào nước uống và phải tuân thủ nguyên tắc phối trộn.
Giai đoạn này cần tuân thủ theo khẩu phần ăn quy định, không nên vỗ béo dê hậu bị. Vì khi dê quá béo, khả năng sinh sản lại giảm sút.
Giai đoạn này, cho dê cái ăn thức ăn thô xanh khoảng 2 – 5kg/ngày (tương đường 65 – 75% vật chất khô). Phần còn lại sẽ bổ sung thức ăn tinh và phụ phẩm từ nông nghiệp, công nghiệp. Thông thường, mỗi ngày dê hậu bị ăn từ 0,1 – 0,5kg/con/ngày.
Cần tạo điều kiện cho dê hậu bị vận động khoảng 3 – 4h/ngày. Đồng thời chú ý vệ sinh chuồng trại, sàn nền sạch sẽ. Máng ăn, máng uống thay rửa hàng ngày, loại bỏ thức ăn cũ dư thừa.
Giai đoạn hậu bị, dê thường mắc các bệnh về tiêu hóa (tiêu chảy, chướng bụng) do chuyển tiếp từ giai đoạn bú sữa mẹ sang tự ăn thức ăn hoàn toàn. Nếu dê bị bệnh, cần phát hiện và điều trị kịp thời, thay điều chỉnh lại khẩu phần thức ăn kết hợp phương pháp thú y.
Dê đực giống từ sau 3 tháng sẽ nuôi tách riêng và sẽ cho phối giống khi dê đạt 11 – 12 tháng tuổi. Dê đực nặng 50kg sẽ cần tiêu thụ: 4kg thức ăn tươi xanh + 1,5kg lá cây giàu đạm + 0,4kg thức ăn tinh.
Ở giai đoạn phối giống, nếu muốn phối 2 lần/ngày, bà con cần bổ sung thêm 0,3kg giá hoặc 1 – 2 quả trứng gà.
Khi hiệu quả phối giống chỉ đạt được khoảng dưới 60% và tuổi của dê đã ngoài 6 năm, bà con nên thải giống và có phương án chuẩn bị đàn giống mới từ trước đó.
Một chu kỳ động dục bình thường của dê cái từ 21 – 23 ngày. Nếu sau khi phối giống, dê cái không có biểu hiện động dục trở lại thì chứng tỏ dê đã mang thai. Thời gian mang thai của dê cái kéo dài trung bình 145 – 157 ngày. Tuy nhiên, bà con cần chuẩn bị các phương pháp đỡ đẻ từ ngày thứ 140.
Giai đoạn mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của dê cái tăng cao, nhất là 2 tháng cuối. Chúng chịu khó kiếm ăn, phàm ăn, tăng cân, lông mượt. Người chăn nuôi cần đáp ứng đủ khối lượng và chất lượng thức ăn để dê nhiều sữa sau sinh. Nếu đàn dê chửa lần đầu, bà con nên kết hợp xoa nhẹ bầu vú để kích thích tuyến sữa.
Lượng thức ăn cung cấp cho dê như sau:
Người nuôi nên dự tính ngày sinh để chủ động đỡ đẻ và chăm sóc cho dê. Khi dê sắp đẻ, nhốt chuồng riêng cho từng con. Chuồng trại cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, kín đáo và yên tĩnh.
Trước khi dê để 7 – 10 ngày, giảm bớt khối lượng thức ăn tinh để tăng lượng sữa, tránh viêm vú.
Cần có người trực dê đẻ, chuẩn bị cũi, lót ổ sau sinh và một số dụng cụ y tế khác như: cồn iot, kéo, giẻ lau, chỉ cắt rốn cho dê con.
Biểu hiện của dê chuẩn bị đẻ: khó chịu, bầu vú căng, âm hộ sưng đỏ, bụng sa. Ở âm hộ ta thấy có dịch đặc chảy ra. Nếu như thấy xuất hiện bọng nước ối nghĩa là dê sắp đẻ. Khi nước ối vỡ, dê đẻ.
Thời gian đẻ trung bình của một con dê cái là từ 1 – 4 giờ. Nếu như dê khó đẻ, đẻ ngôi ngược hoặc con bị kẹt, dê mẹ sẽ kêu la và cần sự hỗ trợ. Lúc ngày, người đỡ đẻ sát khuẩn tay, đưa tay vào trong để đẩy thai theo chiều thuận. Lôi thai ra ngoài bằng cách cầm phần thân phía ngoài kéo nhẹ nhàng theo nhịp rặn của dê mẹ.
Sau khi đẻ xong, để dê mẹ liếm con, đồng thời lấy khăn sạch lau khô cho dê con. Sử dụng dây chỉ thắt chặt cuống rốn cách bụng 3 – 4cm, dùng dao sắc đã khử trùng cắt phần dây rốn bên ngoài 1 – 1,5cm, sát trùng bằng cồn.
Khi dê mẹ đã đẻ hết con, không cho dê mẹ ăn nhau thai. Lúc này, cho dê cái uống nước ấm pha thêm 0,5% muối hoặc đường 5 – 10%. Cung cấp đầy đủ thức ăn thô, xanh, thức ăn tinh giàu dinh dưỡng cho dê mẹ.
Bà con tiến hành rửa sạch bầu vú và âm hộ cho dê cái. Đồng thời vệ sinh khu vực sinh đẻ thật sạch sẽ. Nếu phát hiện dê cái bị sưng nấm sữa thì cần chườm nước ấm và vắt sữa để không bị tắc tia sữa.
Bệnh viêm vú xuất hiện sau sinh và khi vắt sữa. Bệnh này khiến dê giảm và mất khả năng tiết sữa.
Nguyên nhân là do: Vệ sinh chuồng trại chưa đảm bảo, do thao tác vắt sữa thô bạo, không đúng kỹ thuật. Cũng có thể là do bầu vú bị xây xát, áp xe, tụ cầu trùng xâm nhập, dê con bú sữa không đều…
Điều trị: Vắt hết sữa trong bầu vú, sử dụng vải mềm sạch để lau và chườm nước muối ấm. Nếu như trong sữa lẫn mủ, mùi hôi, cần dùng thuốc tím 1% để thụt rửa và bơm kháng sinh.
Nguyên nhân là do: Thiếu canxi trong máu, bởi vì lượng thức ăn cung cấp không đảm bảo canxi cho dê cái sinh sản. Một số trường hợp dê cho năng suất sữa cao cũng dẫn đến hiện tượng sốt sữa.
Triệu chứng: Dê kém ăn, suy nhược, táo bón. Nặng dẫn đến khó di chuyển, bại liệt. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dê cái sẽ chết.
Điều trị: Có thể tiêm ven chậm 20 – 30ml CaCl2 hoặc từ 50 – 100ml dung dịch calcium gluconat 10%.
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi dê sinh sản theo quy mô khép kín, an toàn sinh học, sử dụng thức ăn sạch tự chế. Chúc bà con khởi nghiệp thành công với mô hình chăn nuôi tiềm năng này.