Thanh toánThanh toán linh hoạt (CK/TM)
Giao hàngGiao hàng toàn quốc (Cươc phí sẽ tính theo từng đơn hàng cụ thể)
Hotline0938243085
0
Giỏ hàng

Con giống hươu sao

Trên hành trình chinh phục, bằng niềm đam mê – khát vọng và kiên định với mục tiêu, Nông trại xanh Phương Nam từng bước trở thành Nhà sản xuất, cung cấp các sản phẩm cây trồng, con giống và thực phẩm XANH và SẠCH với danh mục sản phẩm đa dạng.
2. Hươu mẹ sinh sản

2. Hươu mẹ sinh sản

Còn hàng
Liên hệ
  • Mã sản phẩm:HG002
  • Xuất xứ:Việt Nam
  • Đơn vị tính:Con

Liên hệ
Hươu cái sinh sản từ 18 tháng trở lên

1. Giới thiệu hươu sao

Hươu sao có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, phân bố ở các vùng Đông Bắc và miền cực Nam Viễn đông của Liên xô cũ, vùng phía đông của miền Đông bắc, phía Đông và Đông Nam của Trung Quốc; bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản; Bắc Bộ và Trung Bộ của Việt Nam.

Hươu sao thường sống ở trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cỏ, lá non và gần nguồn nước. Hươu sao sống thành đàn thường là 3 – 5 con, cũng có khi tới hàng chục con.

Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu sao cũng chỉ mới xuất hiện vào những năm 1920, 1930. Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi những đàn hươu tầm chục con. Năm 1929, ở huyện Thanh Chương có nông hộ nuôi tới gần 30 chục con. Nông dân một số vùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có Quỳnh lưu và Hương Sơn cũng có tập quán nuôi 1 – 2 con hươu trong nhà để lấy nhung.

Đặc điểm về tiêu hóa

Hươu thuộc loài nhai lại. Mỗi ngày hươu nhai lại 6-8 lần, thời gian nhai lại bình quân là 7h/ngày. Hươu ăn được nhiều loại lá cây, cỏ, củ quả tươi… và thích ăn nhất là lá xoan, giúp hươu tẩy được giun sán. Dạ dày có cấu tạo phức tạp gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá lách và dạ túi khế.

Đặc điểm về hình thái

Hươu có thân hình săn chắc, cổ dài, đầu nhẹ, tứ chi cao, rất nhanh nhẹn. Chúng có màu vàng và đốm trắng trên nền màu da vàng (hươu sao). Con đực có sừng và có thể mọc 2 lần/năm sau khi đã cắt.

Tập tính của hươu

Đối với hươu nuôi tại nhà chúng rất thân thiện, không sợ sệt, cảnh giác khi nghe tiếng động xung quanh. Hươu rừng thường xuyên tìm cách trốn và chạy rất nhanh khi xung quanh có tiếng động lạ, chúng thích hoạt động về đêm, ban ngày thì nằm nghỉ để nhai lại thức ăn.

Giá trị dinh dưỡng của hươu

Hươu được coi là loài động quý hiếm và có giá trị kinh tế rất cao. Chúng không những sử dụng chỉ chế biến món ăn mà còn dùng để ngâm rượu hay làm những bài thuốc quý. Thịt hươu vừa chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng vừa chứa rất ít calo. Theo các chuyên gia, dinh dưỡng thịt hươu được tính trong 100g thịt hươu bao gồm: 158 kcal, 30g protein, 2g chất béo, 3.2g Lipid, 112 mg Cholesterol, 54mg Natri, 355 mg Kali, 7mg Canxi, 4.5mg Sắt, 24mg Magie.

Giá trị kinh tế của hươu

Hươu sao vốn là loài động vật có giá trị dương dưỡng cao, bên cạnh đó việc nuôi hươu sao giúp bà con nông dân làm giàu một cách nhanh chóng. Hiện nay sản phẩm cao hương và huyết nhung hươu có giá từ 450.000 – 500.000đ/lạng, thịt hươu có giá 400.000đ/kg và sản phẩm giá trị nhất là nhung hươu với giá 2,2 triệu đồng/lạng.

 

2. Hươu mẹ sinh sản

2. Kỹ thuật nuôi hươu sinh sản

Chọn giống

Muốn hươu sinh sản tốt, đạt chất lượng ở các lứa sau thì việc chọn mua giống hươu, mua giống hươu lấy nhung, hươu lấy thịt là cực kì quan trọng, quyết định toàn bộ sự thành công trong nuôi hươu. Bà con nên chọn con lứa thứ 2 trở đi để có được những đặc điểm tốt từ bố mẹ.

2. Hươu mẹ sinh sản

Làm chuồng nuôi hươu

Chuồng trại là yếu tố quan trọng trong kỹ thuật nuôi hươu sinh sản. Muốn hươu sinh trưởng, phát triển tốt việc xây dựng chuồng trại phải chắc chắn, phù hợp với đặc tính của hươu. Khi làm chuồng bà con nên chú ý chọn mặt bằng, hướng chuồng, diện tích và nền chuồng.

Hướng chuồng nuôi

Bà con nên chọn hướng chuồng là hướng Nam hoặc Đông Nam để mát về mùa hè, ấm về mùa đông, đủ ánh sáng suốt trong ngày, tránh được gió mùa.

Vị trí chuồng

Đảm bảo khoảng cách, thoáng mát, tránh xa chỗ đi lại đông người và gần chuồng nuôi nhốt các gia súc gia cầm khác. Chuồng phải kín về mùa đông, mát về mùa hè. Chọn nơi cao ráo, ít tiếng ồn để hươu không bị sợ, giật mình.

Diện tích chuồng

Với hươu cái: Khoảng 5 – 6m2/con, ít nhất phải được 4m2/con. Với hươu đực 6m2/con (theo kích thước 3m x 2m) và có điều kiện thì nên làm rộng hơn.

2. Hươu mẹ sinh sản

Nền chuồng nuôi

 Phải cao hơn vùng đất xung quanh. Có độ dốc từ 1 – 20 để thoát nước bẩn. Tùy vào điều kiện bà con có thể làm nền bằng đất, gỗ, gạch hoặc xi măng. Tuy nhiên làm bằng nền gạch là tốt nhất vừa giúp cho hươu đi lại dễ dàng, đảm bảo vệ sinh không bị ứ đọng nước tiểu và phân. Đồng thời, nền gạch cũng có thể bổ sung một phần khoáng chất khi vật nuôi liếm gạch. Khi xây nên xây nền nghiêng với vữa, xi măng có miết mạch chắc chắn.

2. Hươu mẹ sinh sản

Thiết kế chuồng nuôi chắc chắn bằng vật liệu an toàn

Vật liệu xây dựng chuồng

Với lớp nền gạch, bà con nên dùng gỗ để làm các ô chuồng, róng, cột và xà. Cột và róng nên bào trơn, mặt trong chuồng cân được vát cạnh để phòng gây xây xát cho hươu.

Róng phía dưới đóng khoảng từ 50 – 60 (mm) để đề phòng hươu nhỏ chui ra. Tất cả các róng nên đóng ngang để đảm bảo an toàn cho hươu.

Phần đỡ mái: Bà con nên làm tre, gỗ hoặc tôn để che mát cho đàn hươu.

Lưới thép: Để an toàn, bà con nên dùng thép B40 bọc xung quanh lớp cột gỗ và có thể làm hàng rào cũng rất an toàn và tiện lợi.

Ngoài để xử lý mùi hôi chuồng trại, bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học EM VBio. Sử dụng EM bằng cách: pha 1 lít chế phẩm EM thứ cấp với 10 lít nước sạch, phun đều vào nơi ô nhiễm có mùi hôi thối, lặp lại 2-3 ngày/lần.

 

 

Chế phẩm sinh học EM

Các chất thải trong nuôi hươu rất nhiều, nếu không kịp thời vệ sinh sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường sống của vật nuôi và môi trường xung quanh. Để hạn chế được điều đó, bà con nên dùng chế phẩm sinh học EM thứ cấp vô cùng hữu ích, phù hợp với các loại vật nuôi, giúp làm sạch chuồng, vật nuôi sinh trưởng tốt, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Bà con cũng có thể dùng chế phẩm EM trộn với trấu, hoặc mùn cưa rải trên nền chuồng hoặc phun, rắc lên rãnh thoát nước, rãnh phân. EM sẽ khử mùi hôi tanh, phòng trừ mầm bệnh. Hoặc bà con dùng EM pha với nước cho hươu uống hoặc trộn với thức ăn, giúp hươu tăng sức đề kháng, sinh sản tốt và nâng cao chất lượng thịt. Đặc biệt, hươu có dạ dày cấu tạo phức tạp, trong đó dạ cỏ là nơi tiêu hóa khó nhất, do đó khi sử dụng chế phẩm EM cho hươu ăn sẽ giúp hươu tiêu hóa tốt hơn.

Kỹ thuật nuôi hươu sinh sản – Thức ăn nuôi hươu

Để chủ động nguồn thức ăn cho hươu sao, cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng, tránh mỡ thừa, vật nuôi yếu ớt bà con nên làm sạch thức ăn của hươu, chuẩn bị dồi dào các loại lá cây, củ, quả. Thức ăn đảm bảo chất béo, chất đạm, khoáng và nước. Ngoài thức ăn từ tự nhiên, bà con nên chủ động chế biến một số loại khác như cám, gạo, thức ăn ủ xanh, ủ chua, phơi khô, cháo ngô… Điều này sẽ làm tăng khẩu vị, hươu ăn khỏe, sinh trưởng sản tốt, béo khỏe và cho cặp nhung đều. Tối thiểu nên cho hươu ăn 3 bữa/ngày. Bà con nên làm máng hoặc cũi ăn để đảm bảo vệ sinh nguồn thức ăn cho hươu được sạch sẽ.

 

2. Hươu mẹ sinh sản

Đối với các loại cỏ, lá cây, củ quả bà con cần băm nhỏ, đều hoặc đập dập để hươu ăn ngon miệng hơn, dễ tiêu hóa. Với quy mô nuôi hộ hoặc trang trại vừa và nhỏ thì sở hữu 1 chiếc máy băm các loại cỏ, củ quả là rất cần thiết, hợp lý để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi. 

Việc mua cám để bổ sung dinh dưỡng cho hươu sẽ tăng nhiều chi phí cho bà con do đó các loại cám, bột hoặc rau xanh, phụ phẩm nông nghiệp sử dụng cho hươu ăn cần được chế biến thành những viên nén, vừa đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên dinh dưỡng cho hươu có thể tiết kiệm được từ 30-50% chi phí chăn nuôi, tiết kiệm thời gian, công sức. 

Thường thì mô hình nuôi hươu sinh sản ở các vùng miền núi đều theo phương pháp nhỏ lẻ, quy mô nhỏ, do đó việc chế biến thức ăn cho hươu từ các phụ phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiếu hụt lượng thức ăn lớn và không có thường xuyên cho vật nuôi. Để giải quyết được vấn đề này, hiện nay bà con có thể dùng men vi sinh ủ thức ăn cho hươu sinh sản. Bà con dùng tỷ lệ: 50% ngô, 30% sắn, 10% cám gạo, 10% rau củ quả đã băm, nghiền sau đó đảo đều với men vi sinh và cho ra bao hoặc thùng để ủ, sau 36h là cho hươu ăn. Nuôi theo phương pháp ủ cám giúp cho bà con nhàn hơn, tiết kiệm được cám, thức ăn đảm bảo an toàn thực phẩm không có chất cấm, tăng kháng thể cho hươu không bị các vi sinh vật gây bệnh hại, chuyển hóa thức ăn dễ tiêu hóa, phân hươu còn tận dụng để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng rất tốt. 

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc hươu sinh sản

Đặc điểm thời kỳ hươu sinh sản

Đối với hươu cái: Sau 1 năm tuổi, hươu sẽ bước sang giai đoạn thành thục. Vào thời kỳ động dục, hươu cái sẽ biếng ăn, thích nằm, thích vuốt ve và muốn gần hươu đực. Lúc này mép âm hộ sưng đỏ, thường có dịch nhờn chảy ra. Đến giữa thời kỳ động dục, niêm dịch dày hơn, âm hộ sưng đỏ.

Đối với hươu đực: Kém ăn hơn, kêu nhiều, giọng khàn, hung dữ, mắt đỏ vằn, thích cọ sừng và thân cây. Dương vật có mùi đặc trưng và dịch. Thời gian này, hươu đực sút cân, bà con nên chú ý bổ sung khoáng chất, đạm. Và nên nhốt riêng con đực để đảm bảo an tòa cho đàn hươu trong chuồng.

Lưu ý:

Mùa hươu động dục thường vào từ tháng 6 đến tháng 9, thời gian động dục chỉ diễn ra từ 1 – 3 ngày. Nếu không được thụ tinh ngay lần đầu thì sau 20 ngày hươu cái sẽ tiếp tục động dục lại. Tuy nhiên, bà con không nên cho hươu phối giống ngay lần đầu tiên, bởi cơ thể hươu lúc này còn non, sẽ không đảm bảo về chất lượng giống sau này. Thời gian thích hợp nhất nên cho hươu lấy giống khi được từ 1,5 – 2 năm tuổi. Hươu có thời gian mang thai từ 220-225 ngày. Khoảng cách mỗi lứa đẻ trung bình là 345 ngày.

Tỷ lệ thụ thai của hươu đã thành thục đạt 76%, tỷ lệ nuôi sống của hươu đạt 93%. Để đạt được tỉ lệ cao như này, bà con nên chú ý về chế độ dinh dưỡng và mùa sinh sản của hươu.

Chăm sóc hươu thời kỳ sinh sản

Thời gian mang thai của hươu cái trung bình là 7,5 tháng, nếu mang thai con đực sẽ sinh muộn hơn. Tỷ lệ sinh hươu đực và cái là 1,45%. Khi mang thai được hơn 6 tháng, bầu sữa của chúng căng lên, sa dần xuống và có màu hồng đỏ. Lúc này, hươu mẹ ít đi lại, nằm tách đàn. Sắp đến ngày sinh, hươu mẹ đi lại liên tục, thường kêu nhiều và mệt mỏi. Khi đẻ, chúng thường cong đuôi rặn và ngoảnh lại liếm bọc ối vỡ ra, sau 5-10 phút chân của hươu con sẽ chui ra trước. Nếu chiều lưng bụng của hươu con chui ra trước thì là trường hợp đẻ thuận. Ngay sau khi hươu mẹ liếm khô hươu con có thể bò tìm bú sữa mẹ. Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, bà con cần chú ý chăm sóc cho hươu trong quá trình mang thai theo các gợi ý sau đây:

Chăm sóc hươu mang thai

Khi có thai thời gian từ 1-5 tháng đầu, bà con có thể cho ăn như bình thường, nhưng phải đảm bảo đủ khoáng, chất đạm và các vitamin. (Thức ăn đảm bảo chất dinh dưỡng như đã hướng dẫn ở phần thức ăn cho hươu). Vì thời kỳ mang thai này con non đang phát triển chậm, nên chưa cần nhiều cần nhiều nguồn dinh dưỡng quá nhiều.

Mang thai từ tháng thứ 6 trở lên, bà con cần cho hươu mẹ ăn các loại cỏ, lá ngọn thật tươi, sạch sẽ, tốt nhất là lá sung, lá đu đủ xanh cho để hươu được lợi sữa khi sinh. Bổ sung cám viên tự làm (theo hướng dẫn ở mục thức ăn cho hươu) để hươu mẹ và hươu con trong bụng phát triển khỏe mạnh. Thời kỳ này bà con nên nhốt riêng hươu mẹ để đảm bảo an toàn.

Chuồng ở riêng của hươu mẹ luôn được vệ sinh sạch sẽ, khô thoáng, kín đáo, tiêu độc nền và xung quanh bằng nước vôi. Chuẩn bị rơm hay vật dụng mềm để làm ổ cho hươu. Bà con nên thường xuyên theo dõi hươu mẹ 1 cách kín đáo, tránh để hươu mẹ thấy sợ, lo lắng, để hươu  mẹ sinh con tự nhiên.  Chỉ khi nào hươu khó đẻ mới nên can thiệp.

Sau sinh, thời kỳ đầu bà con vẫn cần chăm sóc, bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho hươu mẹ, đặc biệt là các loại cỏ, lá tươi ngon để hươu mẹ nhiều sữa.

Chăm sóc hươu con

Hươu con khi sinh ra, được mẹ liếm khô đã có thể tìm bú sữa. Tuy nhiên, cũng có hươu con sau 6 tiếng mới có thể được bú sữa mẹ. Trong khoảng thời gian này, bà con nên quan tâm và hỗ trợ hươu con được bú sữa đầu là tốt nhất. Trong những ngày đầu mới sinh, hươu con ngủ nhiều, nằm tách mẹ, khi đói mới tìm bú. Sau 15 – 20 ngày hươu con sẽ tập ăn lá non, cỏ mềm.

 

2. Hươu mẹ sinh sản

Lưu ý: Bà con phải cho hươu con bú được sữa đầu, thường xuyên hỗ trợ hươu con được bú đều. Bởi theo nghiên cứu có đến gần 80% hươu sơ sinh bị chết do không được bú sữa đầu. Khi hươu con tập ăn, phải kiếm lá, cỏ non sạch để riêng, tập cho ăn riêng. Và nên tập cho hươu vận động, đi lại, phơi nắng vào mỗi sáng và chiều mát, mỗi lần khoảng 30 phút.

Kỹ thuật nuôi hươu sinh sản – Cách phòng, chữa trị bệnh

Mặc dù bà con tuân thủ đúng quy trình nuôi tốt từ các khâu, nhưng do điều kiện thời tiết, yếu tố di truyền đàn hươu vẫn có thể bị mắc 1 số bệnh căn bản trên hươu. Để kịp thời phát hiện, phòng và chữa trị hiệu quả cho hươu, bà con nên nắm được các biểu hiện bệnh, cách chữa trị 1 số bệnh thường gặp ở hươu sau đây. Cần tìm và làm theo hướng dẫn của bác sĩ  thú y để chữa trị hiệu quả nhất.

Bệnh tụ huyết trùng
  • Triệu chứng: Hươu sốt cao, mắt đỏ ngầu , nước mắt, nước mũi chảy ra, thở gấp, mũi khô và chướng bụng.
  • Điều trị: Dùng thuốc: Peniciline + Streptomicine + trợ sức. Hoặc dùng lá mơ, diếp cá, cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước khoảng 0,5 lít, 50 – 70g đường glucoza, 2 -4 gói sâm dạng hoà tan  cho hươu uống,  mỗi ngày 2-3 lần)
Bệnh ký sinh trùng đường máu (bệnh thường gặp ở tất cả lứa tuổi)
  • Triệu chứng: Ở cả 3 thể quá cấp tính, cấp mãn tính và mãn tính, nhưng thường gặp thể cấp tính và mãn tính.
  • Điều trị: Dùng thuốc đặc hiệu để trị bệnh Tripamidium, Azidin, Naganin, tuỳ thuộc vào thể trạng từng con và triệu chứng từng con mà chỉ định thuốc và liều lượng cụ thể.
Bệnh sán lá gan
  • Triệu chứng: Hươu vẫn ăn uống bình thường bụng phình to, lông xơ xác, gầy mòn và chết.
  • Điều trị: Thường dùng loại tẩy giun sán: Fasciolid, Dextin B (theo hướng dẫn của Bác sĩ  thú y).
Bệnh ở hươu con (bệnh thường gặp là bệnh viêm phổi)
  • Nguyên nhân: Hươu con sinh ra gặp điều kiện bất lợi về thời tiết: nắng nóng, gió lạnh lùa vào chuồng. Do xông khói nhiều dẫn đến chuồng thiếu Oxy, do vi khuẩn đường hô hấp.
  • Triệu chứng: Thở mạnh ép cả hai cơ bụng, đứng dạng hai chân để thở. Khô mũi, chảy nước mắt, nước mũi. Hươu bỏ bú, lười ăn.
  • Điều trị: Tiêm trợ sức vitamin các loại: Kanamycin, Steptomycin, Penicylin.

Trên đây là kỹ thuật nuôi hươu sinh sản từ các chuyên gia hàng đầu, trong ngành nông nghiệp chia sẻ và được bà con áp dụng thành công.  Do đó, nuôi hươu hiện nay đang là hướng đi làm giàu đang phát triển rất bền vững tại Việt Nam. Cùng với đó là sự giúp của khoa học, bà con có thêm nhiều kinh nghiệm, hiểu biết trong chăn nuôi hươu, từng bước làm giàu một cách khoa học và bền vững. Qua bài viết này, chúng tôi tin chắc, bà con đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích, chăn nuôi hiệu quả hơn. Chúc bà con luôn thành công!

Nguồn tin: Tổng hợp

Đặt hàng nhanh

Thông tin đặt hàng

zalo-img.png