Là một trong những mô hình chăn nuôi hộ gia đình đang thịnh hành thời gian gần đây, nuôi gà trên sân thượng có nhiều ưu điểm nổi bật. Vậy mô hình này là gì? Có những đặc điểm nào? Ưu và nhược điểm của mô hình này là gì? Hãy cùng Nông trại xanh Phương Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có nên nuôi gà trên sân thượng?
Câu hỏi đầu tiên khi người ta biết đến mô hình này là có nên nuôi gà trên sân thượng hay không? Có thể nói mô hình nuôi gà ở trên sân thượng của hộ gia đình đáp ứng được xu hướng tự cung thực phẩm sạch cho hộ gia đình, nhất là các hộ gia đình ở thành phố có không gian chật hẹp.
Nuôi gà trên sân thượng là mô hình phổ biến ngày nay tại các đô thị
Vì vậy, nếu như bạn ở các khu đô thị, không có nhiều diện tích chăn nuôi như ở nông thôn thì nuôi gà trên sân thượng là một sự lựa chọn phổ biến nhất hiện nay.
Để quyết định, hãy cân nhắc và xem xét các lợi ích, ưu điểm cũng như khó khăn và nhược điểm của việc nuôi gà ở sân thượng.
Ưu điểm của nuôi gà trên sân thượng
Một số lợi ích của mô hình nuôi gà trên sân thượng dưới đây:
Khó khăn và nhược điểm của nuôi gà trên sân thượng
Bên cạnh những lợi ích to lớn, việc nuôi gà ở sân thượng hộ gia đình cũng vẫn có những khó khăn nhất định và nhược điểm cần xem xét, cụ thể là:
Đây là những nghiên cứu tiến bộ trong ngành nông nghiệp giúp chúng ta bảo vệ môi trường và có thể nuôi gà bất cứ không gian nào, nên người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về giải pháp.
Cách nuôi gà trên sân thượng “chuẩn bài”
Sau khi đã cân nhắc và quyết định nuôi gà trên sân thượng, hãy cùng Nông trại xanh Phương Nam tham khảo những kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng điển hình dưới đây.
Chuẩn bị chuồng để nuôi gà
Việc đầu tiên khi xây dựng mô hình này là bạn cần chuẩn bị chuồng để nuôi gà. Bởi nếu không có chuồng mà nuôi thả gà trên sân thượng, chúng sẽ bay nhảy lung tung, rất khó kiểm soát, chưa kể tình trạng nhảy sang nhà bên cạnh hoặc rơi xuống.
Có thể thiết kế chuồng trực tiếp sàn hoặc chuồng trên sàn lưới. Tuy nhiên, Đối với việc nuôi trên sân thượng, loại chuồng gà thường được lựa chọn là chuồng lưới có sàn cao để vệ sinh được tốt hơn.
Nếu thiết kế chuồng trực tiếp sàn, chuồng cần có thêm lớp đệm sinh học ở bên dưới lớp nền của chuồng có thể: cát, sơ dừa, vỏ trấu,… có thể giúp hút ẩm và giảm mùi hôi từ phân và nước tiểu của gà/ hoặc có thể dùng men vi sinh khử mùi khử phân và hủy phân thành đất dùng ngược lại cho cây trồng.
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm chuồng, hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại chuồng và kích thước khác nhau để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với không gian và diện tích của mình.
Lựa chọn vị trí đặt chuồng nuôi gà
Mỗi ngôi nhà sẽ có một sân thượng với diện tích khác nhau. Việc đặt chuồng nuôi gà cần lựa chọn vị trí phù hợp để thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của gia đình. Bên cạnh đó, một số chú ý khi lựa chọn vị trí đặt chuồng gà gồm:
Cách sử dụng đệm lót sinh học cho chuồng nuôi gà trên sân thượng
Đệm lót sinh học là công cụ quan trọng để giảm thiểu, hạn chế mùi hôi từ các chất thải khi nuôi gà. Đệm lót sinh học dùng hút phân và nước tiểu của gà. Vật dụng này có tác dụng to lớn trong việc giữ vệ sinh chuồng gà, tiêu diệt các mầm bệnh tiềm ẩn, đồng thời khử mùi rất tốt.
Để làm lớp đệm lót sinh học cho chuồng gà của mình, bạn có thể sử dụng mùn cưa hoặc vỏ trấu, sau đó rắc men vi sinh ủ đệm. Lớp đệm sẽ được khử mùi và có khả năng loại trừ mùi hôi của chất thải do gà thải ra.
Một số chú ý khi nuôi gà trên sân thượng
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi nuôi gà tại sân thượng:
Có thể trồng thêm rau khi nuôi gà trên sân thượng
Chế độ dinh dưỡng khi nuôi gà trên sân thượng
Thức ăn hữu cơ cho gà đẻ
Đối với gà nuôi lấy trứng chọn thức ăn cho gà chuyên trứng sẽ đầy đủ chất dinh dưỡng gà đẻ trứng năng suất cao. Nếu nuôi gia đình chúng ta có thể bổ sung thêm nguồn thức ăn giàu đạm canxi: lúa, bắp, bột sò, vỏ tôm xay,…
Chế độ dinh dưỡng của gà thịt
Nếu gà bạn nuôi đang đến độ lớn nhanh, hãy chọn thức ăn có hàm lượng protein cao từ 20 đến 22%. Protein này sẽ giữ cho chúng phát triển ổn định cho đến khi hoàn thiện về thể chất.
Các loại thức ăn vụn và hạt cho gà
Ngoài ra, để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có của gia đình có thể cho gà ăn thêm: cơm thừa, rau cải, bắp hạt, lúa,…
Nhưng đảm bảo nguồn thức ăn không bị ôi thiu để tránh ảnh hưởng sức khỏe gà.