Thỏ New Zealand là một giống thỏ có nguồn gốc từ Mỹ, mặc dù tên của chúng là New Zealand. Chúng có thể tăng đến 5 kg khi đã trưởng thành. Người ta thường phân biệt thỏ New Zealand lông đỏ và lông trắng. Chúng có nguồn gốc ở California từ thỏ nhập khẩu từ New Zealand.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ New Zeland tại nhà sao cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao là cả một quá trình đòi hỏi người nuôi phải kiên trì.
Kỹ thuật nuôi thỏ New Zeland thành công hay không cần phải dựa vào yếu tố chọn giống.
Thỏ New Zeland là loài vật có màu lông trắng tuyền, mắt hồng, mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, khối lượng trưởng thành nặng từ 4,5 – 5,5 kg, thịt thơm ngon. Đây còn là loài thỏ mang lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nuôi cơ bản.
Chọn giống
Cần chọn những con thỏ hăng hái, khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, không có dị tật bẩm sinh, lông bóng, dày, mịn và sáng, vành tai bóng sạch, mí mắt không sung, tròng mắt trong, bàn chân và kẽ chân không ghẻ, thỏ giống tăng trọng trung bình khoảng 30g/ ngày. Chú ý lựa chọn những con thỏ bố mẹ có thể hình, thể trạng tốt, tránh hiện tượng đồng huyết, gây ảnh hưởng không tốt đến thế hệ sau.
Chuồng nuôi
Lồng chuồng thỏ có thể làm tận dụng bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương như tre, gỗ, sắt nhưng phải đảm bảo các loại tre, gỗ phải chắc chắn vì thỏ không gặm được. Chuồng nuôi phải thông thoáng, sạch sẽ, chống được gió lùa, mùa đông ấm, hè mát, dễ quét dọn vệ sinh, thoát phân và nước tiểu dễ dàng. Không nên đặt chuồng nuôi thỏ gần chuồng các gia súc khác vừa ngột ngạt, hôi thối lại dễ nhiễm độc và lây lan bệnh tật sang cho thỏ.
Tuổi động dục và sinh trưởng
Khi thỏ được khoảng 4 hay 5 tháng tuổi thì có thể động dục, 5 đến hơn 6 tháng là có thể phối giống. Trong vòng 1 năm đầu tính từ khi cho phối giống có chửa, thỏ cái phải đẻ tối thiểu 5-6 lứa, mỗi lứa 6 con trở lên, tỷ lệ thụ thai đạt trên 70% (con đực tốt)… Con đực cho phối ít nhất 10 con thỏ cái, 70-80% có chửa và đẻ từ 6 con trở lên. Cá thể nào không đạt thì kiên quyết loại bỏ.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc
Ngay từ khi thỏ vẫn nhỏ thì kỹ thuật nuôi thỏ New Zeland phải hết sức thận trọng từ khâu chăm sóc cho đến khâu phòng bệnh. Nhất lại là nuôi thỏ sinh sản càng đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, kỹ càng và khoa học.
Để thỏ luôn khỏe mạnh thì ngoài yếu tố kỹ thuật nuôi đúng cách còn phải chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả.
Thỏ mang thai khoảng 28-32 ngày, trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ mang thai để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai. Cũng trong giai đoạn này cần cho thỏ ăn nhiều và đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi thai. Thỏ thường đẻ vào ban đêm, trước khi đẻ thỏ có hiện tượng nhổ lông làm ổ, cần thu dọn ổ, lấy khăn sạch mềm để lót ổ.
Đối với thỏ con theo mẹ, trong 18 ngày đầu, thỏ phát triển dựa hoàn toàn vào sữa mẹ. Sau 21 ngày thì cho thỏ con ra ổ, cai sữa. Trong giai đoạn thỏ cai sữa nên tập cho thỏ con ăn thêm các thức ăn thô xanh mềm như cỏ non để bổ sung dinh dưỡng, chế độ ăn theo định lượng tăng dần.
Thức ăn
Thỏ trắng New Zealand là loài ăn tạp với mạng lưới thức ăn đa dạng và phong phú. Các loại thức ăn thô xanh chiếm 50 – 60% khẩu phần ăn/ngày như thân, lá cây đậu xanh, đậu tương, lạc, củ đậu, keo dậu… Thân lá nhóm cây lương thực như sắn, ngô, khoai lang…Các loại rau muống, rau cải, xu hào, bắp cải, mít, ổi, cỏ voi, cỏ các loại. Thức ăn củ quả chiếm 30% khẩu phần gồm: Chuối, bí đỏ, cà rốt, thóc, ngô, khoai, sắn…
Phòng bệnh
Thỏ là loài rất dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng kém. Và khi nhiễm bệnh thỏ rất dễ chết. Vì thế khi nuôi thỏ cần đặc biệt chú ý tới bệnh ghẻ, nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút... Khi cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết. – Thuốc điều trị bệnh ghẻ có thể dùng: Biomectin, Hanmectin…cứ 2 tuần lại phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc ghẻ. Nếu thấy con nào bị ghẻ thì phải cách ly điều trị kịp thời theo sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Ngoài ra, bạn phải luôn để chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Để phòng trừ nên tiến hành tiêm phòng một số bệnh cho thỏ như, bệnh viêm mũi, bệnh ghẻ, bệnh cầu trùng, bệnh bại huyết, đau bụng ỉa chảy…